Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
55
lên. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng
khổ trên vô thường, nhưng các tưởng sợ hãi sắc bén không
được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật,
không chú tâm, không quán sát; thời không giống như một
kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần
phải hiểu rằng: "Tưởng khổ trên vô thường không được ta tu
tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt
được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các
tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén an
lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú
tâm, không quán sát, ví như một kẻ giết người giơ đao lên.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải hiểu rằng: "Tưởng khổ
trên vô thường được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước
và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác
như vậy. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được
tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể
nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như
vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.
15. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu
tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể
nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như
vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
16. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các
tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát
khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có
thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát,
được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, nếu
Tỷ-kheo sống nhiều với tâm chất chứa tưởng vô ngã trên khổ,
này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy không thoát khỏi các tư tưởng
ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với