288
Chương XI - Mười Một Pháp
có thể không tác ý đến sắc... (như trên, 9.1)... được ý suy
nghĩ đến, vị ấy có thể không có tác ý. Tuy vậy, vị ấy vẫn có
tác ý.
3. Bạch Thế Tôn, nhưng thế nào, một Tỷ-kheo khi
chứng được Thiền định như vậy, có thể không tác ý đến mắt,
có thể không tác ý đến sắc... được ý suy nghĩ đến, vị ấy có
thể không có tác ý. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tác ý?
4. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tác ý như sau: "Ðây là
an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ
bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết
bàn". Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền
định như vậy, vị ấy có thể không tác ý đến mắt, có thể không
tác ý đến sắc... được ý suy nghĩ đến, vị ấy có thể không có
tác ý. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tác ý.
(X) (10) Sandha
1. Một thời Thế Tôn trú ở Nàtika, tại ngôi nhà có lợp
ngói. Rồi Tôn giả Sandha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh
lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả
Sandha đang ngồi một bên:
2. Này Sandha, hãy tu Thiền với sự Thiền định của con
ngựa thuần thục, chớ có với Thiền định của con ngựa chưa
thuần thục. Và này Sandha, thế nào là Thiền định của con
ngựa chưa thuần thục?
3. Con ngựa chưa thuần thục, khi bị cột vào máng ăn,
liền Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn". Vì sao? Này Sandha, con ngựa
chưa thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, không có nghĩ như
sau: "Không biết hôm nay, người đánh xe điều phục ngựa sẽ
bảo ta làm việc gì? Nay ta có thể làm gì để báo đáp? " Con
ngựa bị cột vào máng ăn, chỉ Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn! " Cũng
vậy, này Sandha, ở đây có hạng người chưa được thuần thục,