cho tiền mặt. Ông này giải thích rằng phiếu mua hàng “không thể đem đổi
cho đồ uống có cồn hay thuốc lá, chưa tính tới các loại thuốc bất hợp
pháp”. Tại sao không?
Tờ New York Times không phải là nguồn tin duy nhất của tập tài liệu. Tôi
có trước mặt mình là lá thư gửi tới Wall Street Journal của Richard C.
Leone từ Cơ quan Quản lý Cảng New York và New Jersey. Ông Leone giải
thích tại sao sân bay Kennedy và La Guardia không thể tư nhân hóa: Giá
trị của chúng thừa sức vượt quá con số 2,2 tỷ đô-la, nhưng không người
mua nào sẵn sàng trả từng ấy tiền. Ông Leone đã tiến xa trong đời đối với
một người tin tưởng rằng giá trị của một tài sản có thể khác với số tiền ai
đó sẵn lòng chi trả cho nó.
Tôi có một bài viết của Ann Landers về các nhà sản xuất quần bó, những
người chủ ý tạo ra các sản phẩm tự phá hủy sau một tuần thay vì một năm
vì “chất nylon no-run, mà họ biết sản xuất, sẽ chỉ thọc gậy bánh xe cho
việc kinh doanh của họ mà thôi”. Ann kết luận rằng số phận của bà và các
độc giả của bà “bị phó mặc trong tay của một âm mưu hám lợi cho bản
thân”. Không rõ là bà Ann đang ám chỉ lợi ích của ai. Không thể là của
nhà sản xuất. Với những chi tiết như bà miêu tả, một nhà sản xuất tư lợi sẽ
chuyển từ việc bán loại nylon một tuần với giá 1 đô-la sang việc bán loại
nylon một năm với giá 52 đô-la, làm hài lòng khách hàng (người trả 52 đô-
la một năm trong bất cứ trường hợp nào nhưng không phải đến cửa hàng
nhiều lần), duy trì doanh thu, và – vì anh ta sản xuất ít đi 98% nylon – cắt
giảm chi phí đáng kể.
Tôi có một bài viết Op-Ed từ tờ Chicago Sun-Times kêu gọi một dự luật
bảo vệ các họa sĩ bằng cách cho phép họ thu tiền bản quyền tác giả khi các
bức tranh của họ được bán lại và thu lợi nhuận. Tác giả bài viết lờ đi câu
hỏi rằng đề xuất của ông này sẽ ảnh hưởng tới giá cả của tác phẩm gốc
như thế nào. Tôi xin được điền vào chỗ trống cho ông ta. Nếu người mua
gốc biết là sẽ phải trả 100 đô-la tiền bản quyền khi bán lại, thì sự sẵn sàng
của người đó khi trả tiền cho bức tranh gốc – và tức là số tiền họa sĩ thu về