công nghiệp độc quyền về dầu sẽ không chờ tới khi chính trị bất ổn rồi mới
hạn chế cung. Bạn có thể nói rằng các công ty kiếm lời từ các khủng hoảng
chính trị hoặc bạn có thể nói rằng họ thông đồng với nhau để hành động
như các nhà độc quyền, nhưng bạn không thể tuyên bố cả hai điều mà vẫn
nhất quán được.
Độc quyền sai lầm là một trong những đề tài “đến hẹn lại lên” trong tập
Tỉnh táo và Tức giận. “Tỷ lệ lãi suất thấp có lợi cho nền kinh tế” là một
chủ đề thường được nhắc tới bởi những người thất bại trong việc nhận ra
rằng để có một người vay tiền vui vẻ, phải có một người cho vay u sầu, nếu
không thì cái thứ được coi là “có lợi cho nền kinh tế” sẽ không có gì hơn là
cái gì có lợi cho các cá nhân nó bao gồm.
Mỗi Lễ Tạ ơn, tôi có thể yên chí tìm được những bài xã luận hô hào
người dân Mỹ ăn ít thịt đi sao cho những gì họ hy sinh sẽ đến được với
những người thiếu ăn. Sự thật, than ôi, tinh vi hơn thế rất nhiều. Khi người
ta ăn ít thịt đi, chăn nuôi gia súc không còn thu được lợi nhuận như trước,
và ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc co hẹp lại. Như thế thì ít nhất thóc
lúa vốn dành cho vật nuôi giờ sẽ sẵn cho người, phải không? Hoàn toàn
sai. Nghề nông cũng co lại.
Một tập bao gồm các bức thư và bài xã luận tuyên bố rằng một phần nào
đó của luật pháp là một “chiến thắng” chỉ vì chính xác là nhóm đó mất mát
nhiều nhất từ dự luật đó. Luật “Nghỉ phép gia đình” yêu cầu nhà tuyển
dụng thực hiện chế độ nghỉ phép đẻ dài lê thê được hoan nghênh là một
chiến thắng cho các nữ nhân viên, nhưng dường như sẽ hơi kỳ cục để dán
cái mác “người chiến thắng” cho những người mà dự luật này có tác động
mạnh mẽ nhất khiến họ trở nên không tuyển dụng được. Khi một quyết định
của tòa tạo điều kiện cho các bà mẹ đẻ thuê hủy hợp đồng và giữ con của
họ lại, các cây bút xã luận vội vàng hoan nghênh chiến thắng cho các bà
mẹ đẻ thuê tương lai. Nó là “chiến thắng” khiến các hợp đồng đẻ thay chỉ
còn nước thành “đồ cổ”. Ô tô có phải là chiến thắng cho người làm roi xe
ngựa hay không?