hệ quả cuộc chiến giá cả trong chính trị, các chính trị gia có thể bị buộc
phải cạnh tranh bằng thực tài lãnh đạo của mình.
Hãy tưởng tượng bạn đã đính hôn và chuẩn bị cưới. Để giữ hôn ước, bạn
từ chối những lời cầu hôn khác. Nhưng trong trường hợp xấu nhất, có thể
bạn sẽ bị bỏ mặc lễ cưới. Khi đó, bạn có thể trông cậy vào pháp luật nếu lời
hứa bị vi phạm?
Bạn bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử tổng thống. Bạn bỏ qua các ứng cử
viên khác và bầu cho một ứng viên vì lời tuyên bố của ông ta: “Nếu được
bầu, tôi sẽ không ban hành thêm thuế mới”. Nếu ứng cử viên đó thắng cử
và sau đó thông qua quyết định tăng thuế cao nhất từ trước đến nay, bạn sẽ
cầu cứu ai?
Dĩ nhiên, bạn thề sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho ứng cử viên đó nữa,
cũng như bạn thề sẽ không bao giờ gặp lại người đã bỏ rơi bạn trong đám
cưới kia nữa. Nhưng tại sao lời hứa đó không có hiệu lực trước pháp luật?
Tại sao những cử tri bị phản bội không thể đâm đơn kiện ứng cử viên đã
thất hứa với họ?
Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy các ứng cử viên có thể sẽ hoan
nghênh việc áp dụng luật bảo đảm thực hiện lời hứa. Khả năng đưa ra
những lời hứa ràng buộc về mặt pháp lý thường là sẽ đem đến cho mọi
người cơ hội nhiều hơn là gánh nặng. Người ta sẽ cho bạn vay thế chấp để
mua nhà bởi vì người ta biết bạn chịu sự ràng buộc pháp lý là phải trả
khoản vay đó. Bạn sẽ không thể mua nhà trả góp nếu tòa án từ chối bảo
đảm thực thi lời hứa của bạn.
Các nhà kinh tế học biết rằng trong nhiều trường hợp, chính phủ có thể
được lợi nếu lời hứa của họ có hiệu lực pháp lý. Lý thuyết và cả thực tiễn
đều cho thấy nếu lạm phát không xảy ra như dự kiến, tổng sản lượng có thể
sẽ sụt giảm. Nếu một chính phủ ngay từ đầu cam kết không theo đuổi các
chính sách lạm phát, chính phủ đó có thể tránh được những kỳ vọng tốn
kém.