V. NHỮNG CẠM BẪY KHOA HỌC
Chương 22. Einstein có đáng tin hay
không?
Kinh tế học của phương pháp khoa học
Năm 1915, Albert Einstein công bố thuyết tương đối rộng và một số điều
đằng sau nó. Thuyết này “dự đoán” hiện tượng lệch quỹ đạo của sao Thủy
vốn được quan sát từ lâu nhưng chưa từng được giải thích. Nó cũng dự
đoán một điều mới lạ và đáng ngạc nhiên, liên quan tới cách ánh sáng bị bẻ
cong do trường trọng lực của mặt trời. Năm 1979, một cuộc thám hiểm do
Arthur Eddington dẫn đầu đã chứng thực dự đoán ánh sáng bị bẻ cong và
khiến Einstein trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới.
Cả lý giải về quỹ đạo sao Thủy và dự đoán thành công về ánh sáng bị bẻ
cong đều là những sự chứng thực ngoạn mục cho học thuyết của Einstein.
Nhưng chỉ có sự kiện ánh sáng bị bẻ cong – vì đó là điều không ai ngờ tới –
mới trở thành tâm điểm chú ý và xuất hiện trên trang nhất các báo.
Hãy mường tượng rằng Eddington đã thực hiện cuộc thám hiểm vào năm
1900 thay vì năm 1919. Sự thật về hiện tượng ánh sáng bị bẻ cong đã có thể
được xác minh – và cũng đầy bí hiểm – như quỹ đạo sao Thủy, trước công
trình nghiên cứu của Einstein rất lâu. Einstein đã có thể đánh mất hiệu ứng
tâm lý đến từ việc dự đoán điều không ai ngờ tới. Có lẽ ông sẽ không bao
giờ thiết lập được vị thế của mình trong lòng công chúng và trong thói quen
“chải chuốt” của cả một thế hệ các nhà vật lý thời ấy. Hãy tạm đặt chủ đề
vinh quang cá nhân của Einstein sang một bên, chúng ta có thể hỏi, số phận
của bản thân thuyết tương đối sẽ thế nào? Liệu giới khoa học có chậm tôn