Cuốn sách này là một ghi chép phong phú về những gì tôi học được sau
mỗi bữa ăn trưa. Tôi đảm bảo rằng một vài ý tưởng là của chính tôi, nhưng
tôi không biết chắc chắn chúng là những ý tưởng nào nữa. Rất nhiều ý
tưởng khác tôi có được từ Mark Bils, John Boyd, Lauren Feinstone, Marvin
Goodfriend, Bruce Hansen, Hanan Jacoby, Jim Kahn, Ken McLaughlin,
Alan Stockman và biết bao khuôn mặt khác đã đến và đi trong suốt những
năm qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã đưa tôi đi
cùng họ trong chuyến khám phá đầy lý thú đó.
Cuốn sách này cũng được dành tặng cho Bonnie Buonomo, quản lý nhà
hàng, người đã giúp tạo ra một bầu không khí lý tưởng nhất để nhóm chúng
tôi thảo luận; và dành cho quán Tivoli Coffee ở Rochester, nơi đã thách
thức các quy luật kinh tế, cho phép tôi được ngồi lì ở đó soạn bản thảo này
mà chỉ tính tiền một ly cà phê mỗi ngày.
LỜI NHẮN CHO CÁC CHƯƠNG
Các chương tiếp theo đưa ra ví dụ tiêu biểu về cách nhìn thế giới qua
lăng kính của các nhà kinh tế học. Bạn đọc có thể đọc theo trình tự các
phần. Một vài chương có lấy ý tưởng từ những chương trước đó, nhưng các
yếu tố tham khảo này không bao giờ là yếu tố chủ yếu của dòng sự kiện.
Các ý tưởng được trình bày trong cuốn sách này có mong muốn đưa ra
quan điểm đúng đắn tiêu biểu của các nhà kinh tế học chính thống. Tất
nhiên, không thể tránh khỏi sự bất đồng ở một số điểm cụ thể, và một nhà
kinh tế học nào đó chắc chắn cũng không tán đồng với những gì tôi trình
bày. Nhưng tôi tin rằng hầu hết các nhà kinh tế học đọc cuốn sách này sẽ
đồng ý rằng nó phản ánh quan điểm chung của họ.
Bạn đọc hiểu biết sẽ nhận thấy cuốn sách này áp dụng các lập luận kinh
tế vào phạm trù rộng trong cách ứng xử của con người (và đôi lúc của thế
giới khách quan). Xin bạn đọc cũng lưu ý rằng khi một câu hỏi liên quan
tới phạm vi ứng dụng của một nguyên lý kinh tế được đưa ra, thì tác giả
vẫn luôn thích rủi ro và mắc lỗi theo hướng ôm đồm thái quá. Tôi tin rằng
các quy luật kinh tế mang tính toàn cầu; chúng không kỳ thị chủng tộc hay