Lời giới thiệu
Vào tháng 11 năm 1974, không lâu sau khi tôi đặt chân tới trường Đại
học Chicago để bắt đầu chương trình cao học, tờ Wall Street Journal xuất
bản một danh sách về “Các cách bắt nạt một nhà kinh tế”. Danh sách này
do John Tracy McGrath soạn ra và ông này đặt ra một loạt những câu hỏi
đơn giản tới bẽ mặt về cuộc sống hàng ngày mà ông nghĩ rằng các nhà kinh
tế học học không thể trả lời được: Tại sao một bao thuốc mua ở máy tự
động lại đắt hơn một bao thuốc mua ở quầy tạp phẩm? Tại sao mức tiền đặt
cược tại các trường đua không thể tăng theo hệ số nhỏ hơn 20 xu? Tại sao
soda cam đắt hơn xăng tới bốn lần?
Bữa tối hôm đó, bạn tôi và tôi – tất cả đều là học viên cao học năm đầu –
với kiến thức ít ỏi về kinh tế – đã cười thỏa thích khi nghe McGrath nêu ra
những câu hỏi tưởng chừng quá dễ trả lời.
Hôm nay, với gần 20 năm kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi nghĩ rằng tất
cả các câu hỏi của McGrath vừa khó lại vừa khiến người ta bị mê hoặc.
Như những gì tôi còn nhớ thì những câu trả lời mà chúng tôi nhanh chóng
đưa ra trong bữa tối hôm đó không có gì hơn là né tránh việc xem xét
nghiêm túc những câu hỏi trên. Tôi tin rằng chúng tôi đã bàn luận qua loa
hầu hết những câu hỏi đó bằng cách viện đến cụm từ “cung và cầu”, như
thể chúng có ý nghĩa ghê gớm lắm. Dù chúng tôi cho nó là thế nào đi nữa
thì chắc rằng đó là tất cả những gì về kinh tế học.
Còn đây là những suy nghĩ hiện giờ của tôi về kinh tế học. Đầu tiên, đó
là việc quan sát thế giới với trí tò mò đích thực và thừa nhận rằng thế giới
chứa đầy những bí ẩn. Thứ hai, đó là việc cố gắng làm sáng tỏ một cách
nhất quán những bí ẩn với những quan điểm chung là cách ứng xử của con
người thường chỉ nhằm phục vụ một mục đích nhất định. Đôi lúc bản thân
những bí ẩn đó – như những câu hỏi của McGrath – lại rất khó giải thích, vì
vậy chúng ta rèn luyện bằng cách cố gắng làm sáng tỏ những bí ẩn tương tự