các quyển sổ đó ghi lại đầy đủ những giao dịch tài chính của băng nhóm
trong bốn năm qua. Theo chỉ đạo của J.T., các quyển sổ kế toán đã được ghi
chép nghiêm chỉnh: doanh thu, tiền lương, vay nợ và thậm chí cả tiền tử
tuất được trả cho các gia đình có thành viên bị giết.
Lúc đầu, Venkatesh thậm chí không muốn nhận những cuốn sổ đó. Sẽ
ra sao nếu Feds (tên thủ lĩnh) biết được anh có những cuốn sổ đó − có thể
anh cũng sẽ bị xử lý? Hơn nữa, anh sẽ làm gì với những chứng cứ đó? Mặc
dù anh có kiến thức toán học căn bản, nhưng đã lâu anh không chú tâm tới
những con số.
Sau khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại trường Đại học Chicago,
Venkatesh tham gia Hội Nghiên cứu sinh Đại học Harvard trong ba năm.
Đó là một môi trường đòi hỏi lối suy nghĩ sâu sắc và thân thiện − tường gỗ
dán và những xe rượu từng thuộc sở hữu của Oliver Wendell Holmell ,
chúng đã làm Venkatesh say mê. Anh đã đi xa tới mức có thể trở thành một
người tổ chức tiệc rượu của Hội. Tuy nhiên, anh thường xuyên qua lại với
băng nhóm tội phạm ở Chicago. Cuộc nghiên cứu “cấp đường phố” này đã
làm Venkatesh trở nên khác thường. Hầu hết những sinh viên trẻ trung khác
đều đã thành những trí thức mọt sách thích chơi chữ bằng tiếng Hy Lạp.
Một trong những mục tiêu của Hội này là tập trung các học giả từ
nhiều lĩnh vực khác nhau, những người có thể không có cơ hội gặp gỡ
nhau. Venkatesh sớm chạm trán với một sinh viên trẻ cũng khác thường
như anh, một người cũng không thể đáp ứng chuẩn mực đánh giá thông
thường của Hội. Hóa ra đó là một nhà kinh tế học, là người thay vì có
những suy nghĩ mang tầm vĩ mô, lại thích thú với một lô những điều tò mò,
nhỏ nhặt. Điều đầu tiên trong danh sách của anh ta là về tội phạm. Và vì
vậy, chỉ trong mươi phút gặp gỡ, Sudhir Venkatesh đã kể cho Steven Levitt
về những cuốn sổ gáy xoắn từ Chicago và họ đã quyết định hợp tác với
nhau để tiến hành một nghiên cứu. Đó là lần đầu tiên những số liệu tài
chính vô giá như vậy rơi vào tay một nhà kinh tế, những số liệu đủ cho một