hàng cũng luôn có nguy cơ bị bắt và đáng lo hơn là bạo lực. Với các tài liệu
về tài chính của băng nhóm và phần còn lại của công trình nghiên cứu của
Venkatesh, có thể xây dựng một danh mục những tai nạn nghề nghiệp của
băng nhóm J.T. trong bốn năm đó. Những kết quả thật sự gây chán chường.
Nếu bạn là một thành viên của băng nhóm J.T. trong cả bốn năm đó thì đây
có thể là số phận mà bạn sẽ phải đối mặt trong suốt thời gian này:
Số lần bị bắt : 5.9
Số lần bị thương không nghiêm trọng (không tính bị thương do chịu
phạt vì vi phạm luật của băng nhóm): 2.4
Tỷ lệ tử vong: 1/4
Tỷ lệ tử vong 25%! Thử so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ tử vong trong nghề
xẻ gỗ, mà Cục số liệu Lao động gọi đó là nghề nguy hiểm nhất ở Mỹ.
Trong hơn bốn năm, tỷ lệ tử vong trong nghề xẻ gỗ là 1/200. Hãy so sánh
bọn buôn ma túy với những kẻ lĩnh án tử hình ở Texas, nơi có nhiều tù
nhân bị thi hành án tử hình nhất trong các bang. Trong năm 2003, Texas đã
thi hành 24 vụ xử tử, tức là chỉ có 5% trong số gần 500 tù nhân lĩnh án tử
hình vào thời gian đó. Điều này nghĩa là khi bán ma túy, nguy cơ bị giết
chết còn lớn hơn là nguy cơ bị lĩnh án tử hình ở Texas.
Thế thì nếu như bán ma túy là nghề nguy hiểm nhất ở Mỹ, và nếu
lương chỉ là 3,3 đô-la/giờ, vậy tại sao vẫn có những người làm công việc
đó?
Thế đấy, cũng giống như lý do một thôn nữ xinh tươi ở Winconsin
chuyển đến Hollywood. Và tương tự như lý do một cầu thủ bóng đá của
trường trung học thức dậy lúc năm giờ sáng để tập tạ. Tất cả bọn họ đều
muốn thành công trong một lĩnh vực đầy cạnh tranh, để vươn tới đỉnh cao,
bạn sẽ phải trả giá (chưa nói tới vinh quang hay quyền lực đi kèm). Đối với
những đứa trẻ lớn lên trong một khu nhà ổ chuột ở phía Nam Chicago,
buôn bán ma túy là một nghề hấp dẫn. Với nhiều đứa, làm ông trùm mới có