Giờ chúng ta mỉm cười khi nghĩ về nền văn hóa cổ đại từng có những sai
lầm − ví dụ, chiến binh tin rằng cưỡng hiếp trinh nữ sẽ mang đến chiến
thắng trên chiến trường. Nhưng chúng ta lại quá dễ dàng chấp nhận những
nguyên nhân sai lầm, thường là do sự thúc giục của một chuyên gia công
bố phát hiện trong đó quyền lợi của ông ta được bảo đảm.
Vậy, làm thế nào chúng ta có thể kết luận rằng mối liên kết giữa tội
phạm và phá thai là một quan hệ nhân quả chứ không chỉ mang tính tương
quan giản đơn?
Có một cách để kiểm tra tác động của việc nạo phá thai lên tỷ lệ tội
phạm là xem xét dữ liệu tội phạm trong năm bang nơi phá thai là hợp pháp,
trước khi tòa án tối cao mở rộng quyền phá thai tới phần còn lại của đất
nước. Ở New York, California, Washington, Alaska và Hawaii, một phụ nữ
có thể phá thai hợp pháp trong ít nhất hai năm trước thời Luật Roe vs.
Wade. Thực vậy, tỷ lệ tội phạm tại 5 bang này giảm sớm hơn so với 45
bang khác và quận Columbia. Trong giai đoạn 1988-1994, số lượng tội
phạm bạo lực ở những bang hợp pháp hóa phá thai sớm giảm 13% so với
các bang khác; Trong giai đoạn 1994-1997, tỷ lệ tội phạm giết người giảm
23% so với các bang khác.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như thành quả đó chẳng qua là do ngẫu
nhiên? Chúng ta có thể tìm thấy gì khác từ dữ liệu để thiết lập mối liên hệ
giữa việc phá thai và phạm tội?
Một yếu tố nữa cần xem xét là mối tương quan giữa tỷ lệ phá thai và
tỷ lệ tội phạm của từng bang. Những bang có tỷ lệ phá thai lớn nhất vào
thập niên 1970 thường có số lượng tội phạm giảm nhiều nhất vào thập niên
1990, trong khi đó, những bang có tỷ lệ phá thai thấp thì tỷ lệ giảm tội
phạm ít hơn. (Mối tương quan này tồn tại ngay cả khi ta kiểm soát các yếu
tố khác tác động lên tỷ lệ tội phạm như: trường hợp bị giam giữ, lượng
cảnh sát, tình trạng nền kinh tế). Từ năm 1985, những bang có tỷ lệ phá thai
cao giảm gần 30% tội phạm so với những bang có tỷ lệ phá thai thấp. Tuy