một vài bang) ở Mỹ thì việc phá thai bị coi là bất hợp pháp. Vấn đề của
McCorvey đã được nhiều nhân vật có quyền lực hơn hẳn người phụ nữ này
ủng hộ. Những nhân vật đó đã đưa người phụ nữ này trở thành nguyên đơn
trong một vụ đòi hợp pháp hóa việc phá thai. Bị đơn là Henry Wade, luật sư
tại Hạt Dallas. Cuối cùng vụ án đã được tống đạt lên Toà án Tối cao Mỹ, tất
nhiên lúc đó McCorvey đã được đặt tên giả là cô Jane Roe. Ngày 22 tháng
Một năm 1973, toà án đã tuyên bố cô Roe thắng kiện, cho phép hợp pháp
hóa việc phá thai trên toàn quốc. Vào thời gian đó, tất nhiên là đã quá muộn
để McCorvey (dưới cái tên là Roe) phá thai. Và người phụ nữ này đã sinh
con và nuôi con tới khi lại cho con làm con nuôi. (Những năm sau đó người
phụ nữ này đã phủ nhận trách nhiệm của mình đối với việc phá thai được
hợp pháp hóa và trở thành một người hoạt động xã hội).
Vậy vụ việc của Roe có vai trò gì trong đợt giảm làn sóng tội phạm
mạnh mẽ nhất trong lịch sử?
Nói tới tội phạm, hóa ra không phải mọi đứa trẻ sinh ra đều bình đẳng.
Hay thậm chí là gần bình đẳng. Hàng thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy một
đứa trẻ được sinh ra trong môi trường gia đình có hoàn cảnh bất ổn sẽ có
nguy cơ trở thành tội phạm cao hơn những đứa trẻ khác. Và hàng triệu phụ
nữ phá thai theo trào lưu của Roe − những phụ nữ nghèo, sống đơn thân,
những bà mẹ tuổi vị thành niên (mà với họ, việc phá thai bất hợp pháp là
quá tốn kém và khó khăn) − sẽ là những hình mẫu của sự bất ổn. Con cái
họ, nếu như được sinh ra, sẽ có nguy cơ rất cao trở thành tội phạm hơn mức
trung bình. Nhưng sau vụ kiện của Roe, những đứa trẻ đó đã không được
sinh ra. Nguyên nhân này gây ra một tác động sâu sắc và lâu dài dẫn tới kết
quả: nhiều năm sau đó, do những đứa trẻ không được sinh ra đã không còn
cơ hội bước vào thời kỳ phạm tội của chúng, nên tỷ lệ tội phạm đã giảm
mạnh.
Không phải do việc kiểm soát súng, hay do nền kinh tế thịnh vượng,
hay các chiến lược kiểm soát mới đã cản bước làn sóng tội phạm tại Mỹ.