chính xác hơn về giá trị của căn nhà, hiện trạng thị trường nhà đất, và thậm
chí là kiểu tư duy của người mua nhà. Bạn phụ thuộc vào người môi giới
đó vì họ nắm những thông tin này. Đây chính là lý do tại sao bạn cần thuê
chuyên gia.
Vì thế giới ngày càng phát triển chuyên môn hóa hơn, vô số chuyên
gia như trên đã tự làm cho mình trở nên vô cùng cần thiết. Bác sỹ, luật sư,
nhà thầu, người mua bán cổ phiếu chứng khoán, công nhân sửa chữa ô tô,
người buôn bán cầm đồ, chuyên viên kế hoạch tài chính: tất cả những nhân
vật đó đều có lợi thế to lớn về thông tin. Họ dùng lợi thế của họ để giúp đỡ
bạn − người sẽ thuê họ − để mang lại cái bạn cần với mức giá tốt nhất.
Thật vậy sao?
Thật thú vị biết bao nếu có thể nghĩ như vậy. Nhưng các chuyên gia
cũng là con người, và con người đều bị thúc đẩy bởi các động cơ. Do đó,
nếu giả dụ có chuyên gia nào lừa bịp bạn thì mức độ giả dối còn phụ thuộc
vào động cơ nào thúc đẩy chuyên gia đó. Đôi khi động cơ của chuyên gia
cũng vì quyền lợi của bạn. Ví dụ: một nghiên cứu đối với các công nhân
sửa chữa ô tô ở California cho thấy họ thường bỏ qua những phiếu thanh
toán sửa chữa nhỏ bằng cách cho kiểm tra các ô tô bị hỏng bộ phận tỏa
nhiệt − lý do là các công nhân sửa chữa sẽ được làm công việc đó nhiều
lần. Nhưng trong một trường hợp khác, động cơ của chuyên gia có thể đi
ngược với quyền lợi của bạn. Một nghiên cứu y học đã cho thấy nhiều bác
sỹ sản khoa tại những khu vực có tỷ lệ sinh đẻ đang giảm thường thực hiện
nhiều ca mổ đẻ hơn là tại các khu vực đang có tỷ lệ sinh sản tăng − điều
này cho thấy, khi công việc ngày càng khó khăn, các bác sỹ sẽ cố gắng tìm
cách có thêm những thủ tục tốn kém hơn cho bệnh nhân.
Đó là một ví dụ đáng suy ngẫm về vấn nạn các chuyên gia lạm dụng vị
trí của mình và lợi dụng người khác để chứng tỏ vị trí đó. Cách tốt nhất để
biết được là đánh giá mức độ mà một chuyên gia nào đó đối xử với bạn và
mức độ mà chuyên gia đó thực hiện với cùng một dịch vụ tương tự nhưng