vô tư từ các chuyên gia − không hề nói điều gì tạo áp lực đối với các bậc
phụ huynh đáng mến − có sức thuyết phục khiến họ khó mà phân biệt nổi.
Những sự kiện thực tế mà các bậc cha mẹ cố nhặt nhạnh thường được đánh
bóng hoặc thổi phồng, hoặc bị tách rời khỏi ngữ cảnh để phục vụ cho
chương trình truyền hình...
Hãy xem cha mẹ của một cô bé tám tuổi, tạm gọi là Molly. Hai cô bạn
thân nhất của cô bé, Amy và Imani, sống ngay cạnh nhà. Cha mẹ Molly
biết rằng cha của Amy có một khẩu súng trong nhà, vì thế họ cấm Molly
đến chơi nhà Amy. Thay vào đó, Molly rất hay ở chơi nhà Imani, vì ở đấy
có một bể bơi ở sân sau. Cha mẹ Molly cảm thấy yên tâm vì đã lựa chọn
đúng đắn để bảo vệ con gái mình.
Nhưng theo dữ kiện thống kê, lựa chọn của họ chẳng thông minh chút
nào. Mỗi năm, ở nước Mỹ, tỷ lệ chết đuối của trẻ em là 1 bé/11.000 bể bơi
gia đình. (Nước Mỹ có 6 triệu bể bơi, nghĩa là khoảng 550 trẻ em dưới 10
tuổi chết đuối mỗi năm). Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em chết vì súng là 1 bé/
1.000.000 khẩu súng. (Ở đất nước với khoảng 200 triệu khẩu súng, điều đó
có nghĩa là khoảng 175 trẻ dưới 10 tuổi chết vì súng mỗi năm). Xác suất
chết vì bể bơi (1/11.000) so với chết vì súng (1/1.000.000) không hề tương
đương: Khả năng Molly chết khi bơi lội ở nhà Imani cao hơn gấp 100 lần
so với do chơi súng ở nhà Amy.
Nhưng phần lớn chúng ta, cũng như cha mẹ của Molly, là những kẻ
đánh giá rủi ro rất tồi. Peter Sandman, một người tự nhận là “chuyên gia tư
vấn rủi ro” ở Princeton, bang New Jersey, chỉ ra rằng vào đầu năm 2004,
chỉ sau một ca bệnh bò điên duy nhất ở Mỹ, là cả một sự điên cuồng về thịt
bò. Sandman phát biểu trên tạp chí New York Times, “Thực tế cái rủi ro
làm người ta sợ và cái rủi ro làm người ta chết là rất khác nhau”.
Sandman đưa ra một bảng so sánh giữa bệnh bò điên (cực kỳ đáng sợ
nhưng lại cực kỳ hiếm) và sự phát tán mầm bệnh về đường ruột qua thực
phẩm trong nhà bếp gia đình điển hình (cực kỳ phổ biến, song lại không