KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC - Trang 182

chúng. Sacerdote phát hiện ra rằng cha mẹ nuôi thường thông minh hơn, có
học vấn hơn và thu nhập cao hơn cha mẹ đẻ. Nhưng lợi thế của cha mẹ nuôi
ảnh hưởng rất ít đến khả năng học tập của trẻ. Tương tự như những kết luận
rút ra từ dữ kiện của dự án ECLS, trẻ được nhận làm con nuôi thường có
điểm thi tương đối kém ở trường; bất kỳ ảnh hưởng nào từ cha mẹ nuôi đều
có vẻ bị át đi bởi sức mạnh di truyền. Nhưng Sacerdote cũng phát hiện ra
rằng cha mẹ nuôi không phải là không có ảnh hưởng gì. Khi đứa con nuôi
trở thành người lớn, chúng trưởng thành theo hướng thoát khỏi định mệnh
mà chỉ số IQ đã định trước. So sánh với những đứa trẻ tương tự không
được nhận làm con nuôi, những đứa con nuôi có nhiều khả năng đi học đại
học, có một công việc lương cao và thường kết hôn khi đã trưởng thành.
Sacerdote kết luận rằng ảnh hưởng từ cha mẹ nuôi đã tạo nên sự khác biệt.

Levitt cho rằng mình nên viết một bài báo nào đó về đề tài: tên của

những người da đen. Anh ta muốn biết liệu một người với cái tên thuần da
đen thì có phải chịu thiệt thòi về kinh tế hay không. Câu trả lời là ‘không’ –
trái ngược với những nghiên cứu khác gần đây. Tuy nhiên, giờ đây, Levitt
có một thắc mắc lớn hơn: Liệu văn hóa của người da đen có phải là nguyên
nhân gây nên sự phân biệt chủng tộc hay nó chỉ là hậu quả? Đối với một
nhà kinh tế học, thậm chí đối với Levitt, ‘định lượng văn hóa’ là một chủ
đề khó, gây nhiều tranh cãi, nhưng cũng đầy hứng khởi.

- Tạp chí New York Times, 03/08/2003

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.