cho những điều không muốn trở nên ít hơn, nạo phá thai dẫn đến tỷ lệ tội
phạm thấp.”
Levitt đã xuất bản rộng rãi những bài viết về tội phạm và sự trừng
phạt. Một bài viết của anh ta khi còn là sinh viên mới tốt nghiệp vẫn thường
được khen ngợi. Những câu hỏi của anh ta không hề đơn giản chút nào.
Nhiều cảnh sát hơn có đồng nghĩa với ít tội phạm hơn hay không? Câu trả
lời hiển nhiên là ‘có’ nhưng điều đó chưa bao giờ được chứng minh: số
lượng cơ quan cảnh sát thường tăng lên cùng với sự tăng lên của tỷ lệ tội
phạm. Như vậy rất khó để đo được tính hiệu quả trong công việc của cảnh
sát.
Levitt cần một biện pháp để tháo mắt xích giữa tỷ lệ tội phạm với việc
thuê cảnh sát. Anh ta phát hiện ra điều đó từ chính trị. Levitt nhận thấy rằng
khi các thị trưởng và quan chức chính phủ chạy đua theo một cuộc tái bầu
cử thì họ thường thuê nhiều cảnh sát hơn. Bằng cách đo như vậy, số lượng
cảnh sát tăng lên để đối phó với tỷ lệ tội phạm.
Bài viết đó sau đó đã gây ra nhiều tranh cãi – một sinh viên khác đã
phát hiện ra một lỗi tính toán vô cùng nghiêm trọng trong đó – nhưng tài
năng thiên bẩm của Levitt thì đã rõ. Anh được công nhận là bậc thầy của
những giải pháp đơn giản và khôn ngoan. Trong một khung cảnh hài hước,
anh ta chính là người nhìn thấy tất cả các kỹ sư đang loay hoay với chiếc
máy hỏng – và sau đó nhận ra rằng không ai nghĩ tới việc cắm điện.
Tranh luận về vấn đề ‘liệu cảnh sát có giúp ngăn chặn tội phạm hay
không?’ không tạo cho Levitt kẻ thù. Nhưng tranh cãi về việc phá thai có
ngăn chặn tội phạm hay không lại là một vấn đề khác.
Trong cuốn sách của Levitt viết về vấn đề nạo phá thai, xuất bản năm
2001, anh và đồng tác giả John Dono¬hue đã cảnh báo rằng những kết quả
nghiên cứu của họ “không nên bị hiểu nhầm là cổ súy cho việc nạo phá thai
hay kêu gọi sự can thiệp của chính phủ đối với quyết định sinh con của phụ
nữ. Họ thậm chí còn khuyến nghị rằng có thể hạn chế tình trạng tội phạm