Bạn giải thích: “Bởi vì nếu tất cả mọi người đều ngắt hoa thì sẽ không
còn lại bông hoa nào nữa cả”.
Cô bé vừa nhìn vừa nói: “Vâng, nhưng mọi người sẽ không ngắt hoa
đâu ạ. Chỉ có mỗi mình con thôi.”
Ngày xưa, người ta có nhiều động cơ bầu cử thực tế hơn. Các đảng
phái chính trị thường trả cho cử tri 5 hoặc 10 đô-la để bỏ phiếu cho đảng
mình, đôi khi người ta thanh toán bằng một thùng rượu whiskey, một thùng
bột mỳ hoặc một con lợn sống – như trong trường hợp chạy đua vào nghị
viện ở New Hampshire vào năm 1890.
Hiện tại cũng như tương lai, nhiều người lo lắng về số lượng cử tri đi
bầu cử thấp – trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua chỉ có hơn một nửa
lượng cử tri có phiếu bầu hợp lệ. Nhưng câu hỏi đáng quan tâm hơn vấn đề
này đó là: Nếu xem phiếu bầu của một cá nhân gần như không quan trọng
vậy thì tại sao có quá nhiều người phiền lòng về việc bầu cử?
Câu trả lời có lẽ ở Thụy Sĩ. Đó chính là nơi Patricia Funk khám phá
thí nghiệm tự nhiên tuyệt vời, cho phép cô đưa ra một thước đo lường
chính xác về hành vi của cử tri.
Người Thụy Sĩ thích tham gia bầu cử trong những cuộc bầu cử nghị
viện, những cuộc trưng cầu dân ý, v.v… Nhưng sự tham gia của cử tri bắt
đầu giảm qua các năm (có lẽ do họ ngừng trả công đi bầu bằng những con
lợn sống), do đó có một lựa chọn mới được đưa ra: bỏ phiếu kín qua thư.
Khác với Thụy Sĩ, cử tri Mỹ phải đăng ký trước khi bầu cử. Mỗi công dân
Thụy Sĩ đủ tư cách bắt đầu tự động nhận một lá phiếu trong hộp thư, sau đó
điền đầy đủ và trả lại phiếu bầu qua thư.
Xét theo quan điểm của một nhà khoa học xã hội, có một nét đẹp trong
việc thiết lập kế hoạch bầu cử qua thư này bởi vì nó được giới thiệu ở
những khu vực dân cư khác nhau (Thụy Sĩ gồm 26 tỉnh) vào những năm