đang mặc áo choàng, chứ không phải những thứ mà họ quăng lung tung
quanh nhà.
Mọi người vẫn tiếp tục bầu cử. Tại sao? Có ba khả năng sau đây:
1. Có lẽ chúng ta không quá thông minh và do đó đã tin tưởng một
cách sai lầm rằng phiếu bầu của chúng ta ảnh hưởng tới kết quả.
2. Có lẽ chúng ta bầu cử với một tinh thần như khi mua vé xổ số. Xét
cho cùng thì cơ hội giành giải xổ số và cơ hội ảnh hưởng tới cuộc bầu cử
của bạn tương tự như nhau. Xét về mặt tài chính, chơi xổ số là một khoản
đầu tư tồi. Nhưng nó khá thú vị và tương đối rẻ: giá của một chiếc vé cho
bạn mua quyền mơ mộng về cách sử dụng phần thưởng như thế nào – cũng
như phiếu bầu cho phép bạn mong đợi về tác động của bản thân vào chính
trị.
3. Có lẽ chúng ta đã bị xã hội hóa với quan niệm – bầu cử là nghĩa vụ
của công dân, và tin rằng xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu mọi người đi bỏ phiếu,
mặc dù nó không đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân. Do đó, chúng ta cảm
thấy có lỗi khi không đi bầu cử.
Nhưng hãy chờ một phút. Nếu mọi người đều nghĩ về việc bầu cử theo
cách của các nhà kinh tế học thì có lẽ chúng ta không có cuộc bầu cử nào
cả. Không cử tri nào đi tới các hòm phiếu thực sự tin rằng lá phiếu của họ
sẽ ảnh hưởng tới kết quả? Và có nhẫn tâm quá không khi cho rằng phiếu
bầu của họ chỉ đáng vứt đi?
Thực tế, hành động đi bầu cử giống như là leo lên một con dốc trơn –
hành vi tưởng như vô nghĩa của cá nhân hóa ra lại có nghĩa. Hãy tưởng
tượng rằng bạn và đứa con gái tám tuổi của bạn đang đi dạo quanh một khu
vườn thực vật thì đột nhiên cô bé ngắt một bông hoa tươi.
Bạn nói rằng: “Con không nên làm vậy”.
Cô bé hỏi: “Tại sao ạ?”