đây, tôi sẽ không bao giờ nói với bất kỳ ai là tôi đã gặp anh”. Họ bắt tay,
hoàn thành công việc bỏ phiếu của mình và chạy nhanh ra khỏi đó.
Tại sao một nhà kinh tế học lại cảm thấy bối rối khi bị bắt gặp tại
phòng bỏ phiếu? Bởi vì việc bỏ phiếu bầu cử chính xác là một việc lãng phí
– thời gian, sức lực, v.v… mà không có lợi ích gì rõ ràng ngoại trừ cảm
giác mơ hồ rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ công dân. Như nhà kinh tế
học Patricia Funk đã viết trong một bài báo gần đây, “Một cá nhân có lý trí
nên tránh không bỏ phiếu”.
Tỷ lệ ảnh hưởng thực sự từ những lá phiếu của bạn tới kết quả của
cuộc bầu cử là rất nhỏ. Điều này đã được hai nhà kinh tế học Casey
Mulligan và Charles Hunter chứng minh thông qua việc phân tích hơn
56.000 cuộc bầu cử nghị viện và lập pháp kể từ năm 1898. Thực tế, điều
này cực kỳ hiếm khi xảy ra vì tất cả sự chú ý của các phương tiện truyền
thông đều tập trung vào những cuộc bầu cử phiếu kín. Tỷ lệ chiến thắng
trung bình trong cuộc bầu cử nghị viện là 22%, trong cuộc bầu cử lập pháp
là 25%. Thậm chí trong những cuộc bầu cử gần nhất, gần như không bao
giờ xảy ra trường hợp một phiếu duy nhất đóng vai trò then chốt. Trong số
hơn 40.000 cuộc bầu cử lập pháp mà Mulligan và Hunter phân tích, bao
gồm gần một tỷ phiếu thì chỉ có bảy cuộc bầu cử được quyết định bởi một
phiếu duy nhất, và hai cuộc bầu cử có số phiếu tương đương. Trong số hơn
16.000 cuộc bầu cử nghị viện với số cử tri đông hơn thì chỉ có duy nhất
một cuộc bầu cử trong vòng 100 năm qua – đó là cuộc chạy đua ở Buffalo
năm 1910 là được quyết định bởi một phiếu bầu duy nhất.
Nhưng có một điều quan trọng hơn: cuộc bầu cử mà càng gần thì kết
quả của nó càng có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của những người đi
bầu cử – ví dụ rõ ràng nhất để minh chứng điều này hiển nhiên là cuộc chạy
đua vào chiếc ghế tổng thống Mỹ năm 2000. Sự thật là kết quả của cuộc
bầu cử thuộc về một nhóm cử tri bao gồm Kennedy, O’Connor, Rehnquist,
Scalia và Thomas. Đó chỉ là những phiếu bầu mà họ bỏ vào thùng trong khi