nhưng chúng không tăng nhiều vì các biện pháp an toàn của Nascar đã
khuyến khích các tay đua chấp nhận tai nạn như dự đoán của một nhà kinh
tế nào đó.
Có lẽ đó là bởi vì có nhiều hình thức khuyến khích khác tác động
mạnh mẽ hơn. Thứ nhất, Nascar đã tăng các hình phạt đối với việc lái xe
thiếu cẩn trọng, không chỉ phạt tay đua mà còn trừ điểm thành tích của đội
trong giải đua đó. Hình thức thứ hai nằm chính trong cơ cấu hình thành giải
đua. Cách đây hai năm, Nascar tổ chức một mùa giải bao gồm 36 cuộc đua
với hình thức loại trực tiếp. Để có đủ điều kiện tham gia đua loại trực tiếp,
và có cơ hội giành chiếc cúp trị giá sáu triệu đô-la, tay đua phải nằm trong
tốp dẫn đầu về số điểm trong 26 cuộc đua của mùa giải. Hai lần xếp ở vị trí
thứ 20 (mỗi vòng đua có 43 xe tham gia) trong 26 cuộc đua chưa hẳn đã
phá tan hy vọng giành cúp của bạn, nhưng vài vụ tai nạn nghiêm trọng lại
có thể gây ra điều đó.
Thế nên Nascar đã giảm việc khuyến khích mạo hiểm bằng các hình
phạt tài chính, nhờ đó nó duy trì được tình trạng cân bằng tuyệt đối và tinh
vi: vừa đủ số vụ tai nạn để làm thỏa mãn người hâm mộ, nhưng không quá
nhiều để gây tác hại tới môn thể thao này và những tay đua. (Người hâm
mộ môn đua xe thích các vụ tai nạn, tương tự như người hâm mộ môn
hockey thích các vụ đánh nhau; khi bạn xem lại các cuộc đua đã được biên
tập lại trên Speed Channel, nội dung thường lặp lại gần giống nhau: cờ
xanh, đâm, đâm, đâm, đâm, đâm, cờ đam).
Đây là số liệu đáng kinh ngạc nhất liên quan tới tình trạng an toàn của
các tay đua. Trong 5 năm vừa qua, hơn 3.000 xe đua đã gặp nạn tại ba loạt
đua hàng đầu của Nascar, nhưng không có trường hợp tử vong nào. Làm
thế nào để so sánh tình trạng này với số lượng tai nạn trên đường cao tốc tại
Mỹ? Trung bình cứ 1.000 vụ tai nạn do xe ô tô gây ra trong một bang là có
5,2 người chết. Nếu tính theo cách này thì cứ 3.000 vụ tai nạn xe đua của
Nascar sẽ có ít nhất 15 người chết – nhưng trên thực tế, điều này đã không
xảy ra. Chắn chắn có một số điểm khác biệt quan trọng giữa việc lái xe nội