Tuy vậy, hầu hết công dân Mỹ đều nói rằng họ cảm thấy tự hào khi
được đóng thuế. Theo một cuộc trưng cầu ý kiến độc lập do I.R.S.
Oversight Board (ban kiểm tra những thiếu sót thuộc Sở Thuế vụ Hoa Kỳ)
tiến hành vào năm ngoái thì 96% người trả lời đồng ý rằng “mọi công dân
Mỹ đều có quyền bình đẳng trong việc đóng các khoản thuế ”, 93% đồng ý
rằng tất cả những kẻ “gian lận về thuế đều phải chịu trách nhiệm”. Ngược
lại, khi được hỏi điều gì ảnh hưởng tới quyết định của họ trong việc báo
cáo và đóng thuế một cách trung thực, 62% trả lời rằng họ “sợ bị thẩm tra”,
trong khi 68% nói rằng thực tế thu nhập của họ đã được báo cáo tới I.R.S.
thông qua tổ chức thứ ba. Khi mà tất cả các nghĩa vụ công dân đang được
nới lỏng, có vẻ như hầu hết hành động tuân thủ là do những động cơ cũ kỹ
song hết sức tốt đẹp thúc đẩy.
Vậy những động cơ nào trong số đó hiệu quả và không hiệu quả? Để
làm rõ điều này, I.R.S. đã tiến hành một chương trình nghiên cứu quốc gia
– mỗi nghiên cứu được triển khai ba năm/ lần, trong đó 46.000 bản thống
kê thuế năm 2001 được lựa chọn ngẫu nhiên để xem xét. Nghiên cứu này
đã phát hiện ra một khoản tiền thuế thất thu – sự chênh lệch giữa các khoản
thuế còn nợ đọng và các khoản thuế đã được đóng – lên tới 345 tỷ đô-la,
chiếm gần 1/5 tổng số thuế mà I.R.S. thu được. Số tiền này xem ra chỉ kém
vài tỷ đô-la so với mức thâm hụt ngân sách dự kiến năm 2007; nó cũng
đồng nghĩa với việc mỗi công dân Hoa Kỳ gian lận (trốn thuế) hơn 1.000
đô-la.
Nhưng hầu hết mọi người không gian lận thuế. Khi quan sát những
người trốn thuế và không trốn thuế, bạn sẽ hiểu vì sao mọi người đóng
thuế. Số liệu thống kê then chốt trong nghiên cứu của I.R.S. được gọi là
Net Misreporting Percentage (NMP). Nó đo lường tổng số tiền bị báo cáo
sai trên mỗi khoản riêng, chủ yếu từ 46.000 bản thống kê này. Ví dụ, trong
hạng mục “tiền công, tiền lương, tiền thưởng”, chỉ có khoảng 1% người Mỹ
cố tình khai báo sai về thu nhập thực tế của mình. Trong khi đó, ở hạng
mục “kinh doanh cá thể phi nông nghiệp” – hãy nghĩ tới những người lao