đều nhận định rằng chỉ có tiến hành chế độ tư hữu ruộng đất và Luật sở hữu tài
sản nhằm bảo vệ nhà ở cho người dân mới có thể cơ bản bảo vệ được quyền lợi
của người nông dân. Trước mắt, chính phủ đang rất quan ngại tư hữu ruộng đất
sẽ dẫn tới vô sản hóa, bần cùng hóa những bộ phận người dân thấp cổ bé họng,
những hậu quả xã hội vô cùng nghiêm trọng, đồng thời bộ phận những người
giàu có sẽ vì sự gia tăng của giá trị tài sản ruộng đất và chế độ hộ khẩu mà không
muốn cải cách chế độ ruộng đất nông thôn hiện hành; vì vậy những chủ trương
trên sẽ khó có thể thực hiện được. Song, nếu như ý kiến chủ trương này được
chính phủ tiếp thu thì sẽ trực tiếp đưa ra những thách thức đối với chế độ công
hữu kinh tế cơ bản của Trung Quốc. Trong 10 năm tới, nếu như có thể giải quyết
tốt vấn đề sử dụng đất ở tại nông thôn, giúp cho nông dân, tập thể, công ty kinh
doanh bất động sản, chính quyền đạt được những nguyện vọng thì quá trình đô
thị hóa mới sẽ vượt qua chướng ngại về đất đai, mang đến cơ hội cho kinh tế trỗi
dậy.
Cá nhân tôi cho rằng, tư hữu hóa đất nông thôn không phải là sự lựa chọn tối
ưu cho việc giải quyết vấn đề đất đai. Trở ngại của Trung Quốc trong đợt đô thị
hóa trước đó vừa không phải do chế độ đất công hữu gây ra, càng không thể dựa
vào tư hữu hóa để giải quyết. Chính vì Trung Quốc thực hiện chế độ công hữu
ruộng đất nên mới có thể tránh được những vấn đề của đô thị hóa mà rất nhiều
các quốc gia phát triển khác đang vấp phải. Tại các nước này, tư hữu đã dẫn tới
những tệ nạn thành thị không thể giải quyết, các vấn đề của đô thị hóa lâm vào
tình trạng không thể điều hòa.
Vấn đề đăng ký hộ khẩu
Quy định về đăng ký hộ khẩu ở thành thị và nông thôn luôn là một trở ngại
trong quá trình đô thị hóa, nhưng xem ra hiện nay không còn là vấn đề duy nhất.
Hiện nay, có hai cách xác định mức độ đô thị hóa của Trung Quốc. Một là dựa
vào thống kê số nhân khẩu ở thành thị và nông thôn, tính đến năm 2012, số
người có hộ khẩu tại thành phố trên toàn quốc đạt 35%. Hai là dựa vào tổng số
người đã sống ở thành thị từ sáu tháng trở lên trên phạm vi toàn quốc, con số này
tính tới năm 2012 là 52,6%, sai lệch gần 18% so với cách tính ban đầu. Các quy
định về đăng ký hộ khẩu hiện hành vẫn đang áp dụng chế độ bảo vệ cũng như
những chế ước về phúc lợi xã hội và quyền lực kinh tế đối với cư dân tại thành
thị và nông thôn, làm cho 18% số người dân này không được hưởng hoàn toàn