KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 141

bối cảnh đó, trái phiếu công ty đã đem lại nguồn thu hơn 1.200 tỉ RMB (vào năm
2012), tăng mạnh so với mức 756,7 tỉ RMB (năm 2010) (Hình 5.8).

Hình 5.8: Tình hình phát hành trái phiếu công ty 2002 - 2012 (tỉ RMB)

Chú thích: Số liệu trái phiếu công ty của địa phương theo IMF (2013) và Văn phòng Kiểm toán Quốc gia

(2012) Nguồn: Tính toán theo số liệu PBoC (các năm)

Đánh giá về mức độ rủi ro trong vòng 1 - 5 năm tới mà hoạt động huy động

vốn của địa phương gây ra, IMF (2013) cho rằng khả năng rủi ro “tương đối
thấp” nhưng tác động lên hệ thống tài chính - tiền tệ thì ở mức trung bình. Cụ
thể, nếu rủi ro về nợ địa phương lên cao, bảng cân đối tài sản của hệ thống
NHTM và ngân hàng chính sách có khả năng xấu đi (do 80% tín dụng địa
phương nhận được đến từ ngân hàng), từ đó kiềm chế tăng trưởng tín dụng và
đầu tư (IMF, 2013).

Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có đang đối mặt với rủi ro về nợ của chính

quyền các cấp hay không? Để trả lời câu hỏi này, ngoài (i) tỉ lệ nợ của chính
quyền, còn phụ thuộc vào (ii) tốc độ gia tăng nợ của chính quyền các cấp; (iii)
nguồn thu ngân sách để trả các khoản nợ đáo hạn; (iv) mục đích sử dụng của các
khoản nợ; (v) cơ chế kiểm soát nợ và phát hành trái phiếu địa phương.

Về quy mô nợ của chính quyền các cấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.