KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 145

Nguồn: Số liệu OECD dẫn theo OECD, số liệu BRICs dẫn theo số liệu IMF, số liệu Trung Quốc theo Văn

phòng Kiểm toán Quốc gia

Ngay cả khi có những ước lượng khác nhau của các tổ chức quốc tế, với tỉ lệ

nợ công ở mức gần 80% GDP, hay ước lượng của chúng tôi 64,5% GDP thì con
số này vẫn thấp hơn so với mức trung bình của thế giới giai đoạn khủng hoảng
nợ công nổ ra và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước OECD. Nợ
công của các nước OECD tăng 30 điểm phần trăm trong giai đoạn 2000 - 2011 từ
mức 71,8% (năm 2000) lên 101,2% (năm 2011).

Tốc độ gia tăng nợ địa phương và nợ công tại Trung Quốc

Có quy luật “5-30” tại các quốc gia xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ.

Tình hình khái quát cho thấy rủi ro khủng hoảng rất cao tại các quốc gia trong
vòng 5 năm có tốc độ tăng tỉ lệ đòn bẩy 30 điểm phần trăm. Tại Nhật Bản, tỉ lệ
đòn bẩy tài chính đã tăng từ mức 205,9% năm 1985 lên 237,4% vào năm 1989.
Khi kinh tế Mỹ rơi vào bong bóng “dotcom”, tỉ lệ này đã tăng 36 điểm phần trăm
trong giai đoạn 1995 - 1999 (từ 173% lên 209%). Từ năm 2003 - 2007, trước
khủng hoảng 2008, tỉ lệ đòn bẩy của Mỹ tăng từ 214% lên 244%. Tại EU, trước
khủng hoảng nợ công, tỉ lệ đòn bẩy của khu vực đã tăng từ 134% lên 160%. Điều
này cũng từng xảy ra tại Trung Quốc, trước khủng hoảng tài chính năm 1998, tỉ
lệ đòn bẩy của Trung Quốc đã tăng từ 86% (năm 1994) lên 110% (năm 1998),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.