KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 146

ngay sau đó, Công ty TNHH Tín thác Quốc tế Quảng Đông (GITIC), một công
ty do chính quyền địa phương bảo lãnh, đã phá sản (Nomura, 2012).

Tại Trung Quốc năm 2012, tỉ lệ đòn bẩy tài chỉnh ở mức 150% GDP (thấp hơn

nhiều so với tỉ lệ của Nhật Bản năm 1989 – 237%, Mỹ năm 2008 – 224%, EU
năm 2009 – 158%, EU trung bình năm 2011 – 211%) (Nomura, 2012). Tuy
nhiên, thời điểm của các quốc gia được so sánh đều là thời điểm đêm trước của
khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Đồng thời, nếu so sánh tỉ lệ tăng trưởng đòn bẩy
tài chính trong thời gian 5 năm một thì tốc độ tăng của Trung Quốc hiện nay
không thua kém gì so với các nước nêu trên giai đoạn tiền khủng hoảng. Cụ thể,
giai đoạn 2004 - 2008, tỉ lệ đòn bẩy của Trung Quốc đã tăng 20 điểm phần trăm.
Giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 còn nhanh hơn (từ 2008 - 2012), tỉ lệ đòn bẩy
đã tăng thêm 34 điểm phần trăm. Trong đó, theo tính toán của chúng tôi, từ năm
2010 - 2012, tốc độ tăng là xấp xỉ 13 điểm phần trăm.

Hình 5.11: Tăng trưởng đòn bẩy tài chính theo quy luật 5-30 (%)

Nguồn: Nomura (2012)

Đồng thời với đó, nợ địa phương đã tăng gấp đôi trong thời gian 2009 – 2011.

Mục đích sử dụng các khoản nợ địa phương

7.400 tỉ RMB trong khoản vay 10.700 tỉ RMB của chính quyền địa phương

thông qua các sàn huy động vốn – tương đương 77% – đã được sử dụng vào lĩnh
vực đầu tư cơ sở hạ tầng (bao gồm xây dựng thị chính, giao thông, đền bù đất,
thủy lợi nông lâm), tính thêm số tiền chi cho hoạt động giáo dục, vệ sinh, y tế và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.