Như vậy, trong trường hợp nguồn cung ổn định nhưng tính theo hệ số nhà ở xã
hội, trong tương lai, diện tích sàn nhà ở của Trung Quốc sẽ là 22,314 tỉ m²; theo
hệ số thông thường, diện tích này sẽ tăng lên 24,914 tỉ m², còn tính theo hệ số 2,2
tổng diện tích nhà ở tại Trung Quốc sẽ ở mức xấp xỉ 26 tỉ m².
Về cầu nhà ở trong tương lai, vào năm 2010, Trung Quốc chính thức cán mốc
tỉ lệ đô thị hóa đạt 50% với khoảng 690 triệu dân. Chỉ trong vòng 30 năm (từ
thập niên 1980 đến thập niên 2010) Trung Quốc đã hoàn tất quá trình chuyển
dịch để 470 triệu người từ nông thôn có hộ khẩu thành phố (nâng tỉ lệ đô thị hóa
từ 20% lên 50% trong 30 năm). Năm 2012, tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đạt
52,57%, tương đương 711,82 triệu người. Trong bản dự thảo “Quy hoạch phát
triển đô thị hóa cả nước” hiện nay, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ cố gắng đưa tỉ
lệ đô thị hóa lên mức 60% – tương đương 1 tỉ người. Như vậy, tốc độ tăng
trưởng của tỉ lệ đô thị hóa là 0,93%/năm. Và đến 2030, tỉ lệ đô thị hóa là 70%
với tốc độ đô thị hóa trung bình 1%/năm. Điều này không phải bất khả thi nếu
chúng ta nhìn lại lịch sử đô thị hóa tại Trung Quốc thời hậu chuyển đổi (sau năm
1978). Tuy nhiên, vấn đề của việc có thêm 250 triệu cư dân thành thị đã đổi khác
hoàn toàn so với 30 năm trước đó. Một thách thức mà chính phủ Trung Quốc
phải đối mặt: quỹ đất xây dựng nhà ở có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu
thực tế cho cư dân thành thị. Diện tích nhà ở bình quân tại đô thị Trung Quốc là
30m²/người. Số liệu về quy mô dân số Trung Quốc chúng tôi dựa theo ước tính
của UN (2012). Dựa trên tốc độ đô thị hóa, diện tích nhà ở bình quân thực tế này,
chúng tôi ước tính cầu diện tích nhà ở Trung Quốc đến năm 2030 theo ba khả
năng (i) đô thị hóa chậm; (ii) đô thị hóa trung bình và (iii) đô thị hóa nhanh. Các
khả năng cho cầu diện tích như ở Bảng 6.2.
Bảng 6.2: Ba khả năng cầu diện tích nhà ở tại Trung Quốc đến 2030 (triệu
m²)