KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 168

Chú thích: Tăng trưởng diện tích nhà ở thi công và tiêu thụ tính theo chỉ số, lấy năm 2002 = 100; Số liệu

tăng trưởng dẫn theo CEIC, và Franklin và cộng sự (2012) Nguồn: Thiết lập theo số liệu NBS (các năm),

CEIC, và Franklin và cộng sự (2012)

Tuy nhiên, khi theo dõi số liệu về diện tích đang thi công và diện tích tiêu thụ

có thể nhận thấy phần nào mức độ cung vượt cầu trong giai đoạn từ năm 2000
đến nay. Số liệu tính toán về tăng trưởng diện tích thi công và diện tích tiêu thụ
cho thấy từ năm 2002 đến nay, mức độ tăng trưởng của hai số liệu này tương đối
ổn định và đồng nhất. Nhưng độ chênh giữa diện tích bán được với diện tích thi
công đã tăng từ 0,6 tỉ m² (năm 2000) lên tới 3,2 tỉ m² (năm 2012) (Hình 6.8).
Con số này, nếu tính theo diện tích cư trú trung bình của cư dân thành thị Trung
Quốc là 30m²/người (Cáp Kế Danh, 2013) sẽ tương đương với diện tích ở dành
cho 100 triệu người – hay 1/6 dân số thành thị Trung Quốc vào năm 2011.

Nếu chiến lược đô thị hóa kiểu mới được thực hiện, trong vòng từ nay đến

năm 2020, Trung Quốc sẽ nâng tỉ lệ đô thị hóa từ mức 50% như hiện nay lên
mức 60% - 70%. Theo tính toán của Cáp Kế Danh (2013), kể cả tính toán tỉ lệ đô
thị hóa ở mức thấp nhất (60%) thì Trung Quốc vẫn cần xây thêm 8 - 9 tỉ m² nhà ở
nữa nhằm đảm bảo diện tích ở 30m²/người như hiện nay. Trong bối cảnh hiện
nay diện tích thi công và tiêu thụ đã chênh lệch nhau 3,2 tỉ m², việc nguồn cung
tăng thêm 8 - 9 tỉ m² trong vòng 10 năm tới có thể làm tăng thêm mất cân bằng
cung - cầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.