Nguồn: IMF (2013)
Nghiên cứu của Thái Phưởng (2008) cho thấy ngoại trừ những giai đoạn đặc
thù – chẳng hạn như cải cách SOE năm giai đoạn cuối thập niên 1990 dẫn đến
việc phải đóng cửa hàng loạt doanh nghiệp – tăng trưởng lao động phi nông
nghiệp tại Trung Quốc chưa bao giờ thấp hơn mức 8%/năm. Tuy nhiên, kể từ
năm 2004, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm tại Trung Quốc bắt đầu
thấp hơn mức cầu lao động, đồng thời mức chênh lệch này đã ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó, một dấu hiệu suy giảm của lực lượng lao động tại Trung
Quốc là sự suy giảm của tỉ lệ tham gia lao động tại khu vực thành thị. Tỉ lệ này
đã giảm liên tục từ mức 75,9% vào năm 1995 xuống còn 62,5% vào năm 2005
(Thái Phưởng, 2008).
Nghiên cứu của Lư Phong, Dương Nghiệp Vĩ (2012) nêu ra ba tình huống
biến đổi tỉ trọng lao động nông nghiệp đến năm 2030. Với giả thiết tốc độ suy
giảm của lao động nông nghiệp – tương ứng với suy giảm dân số Trung Quốc –
ở mức độ trung bình, lượng lao động nông nghiệp chuyển dịch sẽ giảm từ 84,94
triệu lao động/năm (giai đoạn 2005 - 2010) xuống còn 65,82 triệu/năm (giai đoạn
2010 -2015), trong giai đoạn 2015-2030, con số này có thể chỉ duy trì ở mức 54
triệu lao động/năm. Với giả thiết tốc độ suy giảm cao, lượng lao động nông
nghiệp chuyển dịch sẽ giảm từ 84,94 triệu lao động/năm (giai đoạn 2005 - 2010)
xuống còn 49,44 triệu/năm (giai đoạn 2010 -2015) và 38,82 triệu lao động cho