Vì thế, cách thức chính được sử dụng rộng rãi – đặc biệt sau năm 2008 – là tài
trợ thâm hụt thông qua vay nợ. Nhưng do về mặt pháp lý, chính quyền địa
phương ở Trung Quốc không được phép phát hành trái phiếu
, nên chính quyền
địa phương đã thiết kế một dạng thể chế rất độc đáo. Đó là các sàn huy động vốn
địa phương (financing platform). Các tỉnh thành/khu tự trị ở Trung Quốc được
phát triển loại hình huy động vốn này bằng nguồn đất đai. Đó là lý do vì sao
chính quyền các cấp luôn hăng hái trong việc phát triển thị trường bất động sản.
Các chính quyền địa phương có thể vay nợ lẫn nhau. Nhưng điều này thường bị
hạn chế về quy mô khoản vay. Do đó, hình thức thường gặp là chính quyền địa
phương vay nợ của các ngân hàng. Cơ chế vận hành chính của hình thức huy
động vốn kiểu này là chính quyền địa phương dùng tài nguyên sẵn có để đổi lấy
tiền mặt. Tuy nhiên, do không có cơ sở pháp lý trực tiếp cho hoạt động này nên
hình thức thường thấy là hoạt động giao dịch của chính quyền địa phương được
ủy nhiệm cho một công ty huy động vốn (Hình 1.18).
Hình 1.18: Mô hình sàn huy động vốn của chính quyền địa phương Trung
Quốc
Rủi ro từ việc huy động vốn của chính quyền địa phương “kiểu Trung Quốc”
là khiến tỉ lệ đòn bẩy tài chính của địa phương tăng mạnh. Mặc dù có thể tỉ lệ
này chưa đến mức nguy hiểm nhưng sự gia tăng chóng vánh của nó đã khiến giới
lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy bất an.
Trong một đợt kiểm toán vào cuối năm 2012, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia
Trung Quốc công bố, số dư nợ chính thức của các địa phương Trung Quốc vào