KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 48

Để bù đắp sự thâm hụt gia tăng sau cải cách thuế này, trước năm 1998, chính

quyền địa phương các cấp tích cực tăng nguồn thu ngoài thuế (hay còn gọi là thu
ngoài ngân sách), với tỉ trọng thu ngoài thuế/ tổng thu vượt xa so với tỉ trọng thu
trong ngân sách/tổng thu. Điều đặc biệt nghiêm trọng là điều này xảy ra cả ở cấp
Trung ương lẫn địa phương, khiến chính quyền các cấp từ “bàn tay hỗ trợ” trở
thành “bàn tay cướp đoạt” (Trần Kháng và cộng sự, 2002). Khi nguồn thu ngoài
ngân sách với các loại tạp phí bị hạn chế và bãi bỏ, chính quyền địa phương vẫn
đối mặt với các khoản chi khổng lồ – và như chúng tôi phân tích ở Hộp 1.5 – chi
tiêu của địa phương trong việc đáp ứng hàng hóa công đã vượt chi của Trung
ương trong khi thu của địa phương lại suy giảm so với Trung ương. Để cân đối
tài khóa, chính quyền các cấp đã phải áp dụng hai cách: (i) tăng thuế hoặc (ii) tài
trợ thâm hụt thông qua vay nợ.

Về tăng thuế. Nếu so với các nước phát triển trên thế giới, tỉ trọng thuế/GDP

của Trung Quốc không phải ở mức cao, tỉ trọng này vẫn ở dưới mức trung bình
của châu Âu và nhóm nước OECD.

Hình 1.17: Tỉ trọng thuế tại một số quốc gia năm 2007 (%GDP)

Nguồn: Trịnh Tân

Nghiệp (2013)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.