Chính trị xếp ngang với “Tư tưởng Mao Trạch Đông”, “Lý luận Đặng Tiểu
Bình”, “Thuyết Ba đại diện”.
Về mặt kinh tế, kể từ khi thế giới đương đầu với khủng hoảng tài chính - tiền
tệ năm 2008, kinh tế Trung Quốc lập tức đối diện với thử thách thực sự, khi
những chấn động bên ngoài nhanh chóng thâm nhập vào nền kinh tế đã mở cửa
và hội nhập sâu vào đời sống kinh tế thế giới. Những bất cập của mô hình tăng
trưởng hướng ra xuất khẩu nhanh chóng bộc lộ điểm yếu.
Nhóm tác giả đã tiến hành những nghiên cứu định lượng, dựa trên số liệu và
bằng chứng về các vấn đề kinh tế Trung Quốc trong 5 năm qua và đánh giá triển
vọng nền kinh tế này trong vòng 5 năm tới. Với nhan đề Kinh tế Trung Quốc –
Những rủi ro trung hạn, cuốn sách mong muốn truyền đi thông điệp rằng các
vấn đề mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối diện hiện nay cũng như trong tương
lai gần không chỉ còn mang tính những thách thức, mà đã trở thành những rủi ro.
Khả năng “quản trị rủi ro” của chính phủ mới sẽ quyết định đến sự phát triển bền
vững của kinh tế Trung Quốc. Cuốn sách được bố cục theo ba phần. Phần 1,
phân tích về những vấn đề chung của kinh tế Trung Quốc trong vòng 5 năm vừa
qua (2008 - 2012), bao gồm Chương 1 và Chương 2. Phần 2, nghiên cứu về
những rủi ro trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, và bất động sản có liên quan đến
chiến lược đô thị hóa kiểu mới của Trung Quốc, bao gồm từ Chương 3 đến
Chương 6. Phần 3, các vấn đề dân số - lao động - xã hội, gồm các Chương 7,
Chương 8 và Chương 9.
KINH TẾ TRUNG QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN
TỆ THẾ GIỚI 2008 - NHỮNG MẦM MỐNG RỦI RO
Các tác giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa những rủi ro đang hình thành trong nền
kinh tế Trung Quốc hiện nay với những chính sách kinh tế mà chính phủ tiền
nhiệm thực hiện. Cụ thể, các tác giả cho rằng, để ứng phó với khủng hoảng tài
chính tiền tệ thế giới năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn giải pháp
tung gói kích cầu có quy mô lớn. Tuy nhiên, việc bơm thẳng gói kích thích này
vào nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM đã ẩn chứa những mầm mống của sự
rủi ro cho giai đoạn phát triển về sau. Đối với hệ thống tài chính ngân hàng của
Trung Quốc, việc cho vay với quy mô lớn và các tiêu chuẩn cho vay được hạ
thấp đã làm gia tăng tính thiếu ổn định và lành mạnh của hoạt động tín dụng, gắn
liền với đó là khả năng gia tăng nợ xấu. Đối với lĩnh vực bất động sản, khi một