KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 10

lượng lớn tín dụng của NHTM đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và sự hăng hái
đầu tư của chính quyền địa phương đã mở đầu cho một giai đoạn tăng trưởng
nóng về quy mô đầu tư, giá cả cũng như diện tích trong một thời gian ngắn. Hiển
nhiên, trong giai đoạn này, giá cả đã kích thích hoạt động đầu cơ nhưng không có
lợi cho việc giải quyết nhu cầu thực tế của người dân. Khi thị trường bất động
sản đã hình thành bong bóng rõ nét, các chính sách kiểm soát có phần quá chặt
của chính phủ đã khiến không chỉ hệ thống NHTM, công ty đầu tư bất động sản
hay hộ gia đình rơi vào khó khăn mà ngay cả chính quyền địa phương cũng lâm
vào tình trạng tương tự. Đối với vấn đề nợ công của chính quyền địa phương, gói
kích thích kinh tế 4.000 tỉ RMB cũng góp phần nâng cao tỉ trọng đầu tư giai đoạn
hậu khủng hoảng 2008, đặc biệt, đã kích thích hoạt động chi tiêu của chính
quyền địa phương vào lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản. Điều này
dẫn đến quy mô vay nợ của chính quyền địa phương các cấp tại Trung Quốc tăng
chóng vánh trong vòng 4-5 năm, dẫn đến những rủi ro trong việc thanh toán các
khoản nợ đáo hạn. Cuối cùng, một rủi ro không thể không tính tới là rủi ro từ
việc thực hiện chiến lược phát triển mới. Khi Trung Quốc bước vào giai đoạn
phát triển của thế hệ lãnh đạo mới, sự xuất hiện của ý tưởng về việc dựa vào
chiến lược đô thị hóa kiểu mới để vực dậy sự tăng trưởng của nền kinh tế đã bị
suy giảm rõ rệt của Trung Quốc trong thời gian 2012 - nửa đầu năm 2013 đã lập
tức làm bùng lên những lo ngại về việc một đợt bùng nổ đầu tư cơ sở hạ tầng,
đầu tư bất động sản và vay nợ để thực hiện chiến lược đô thị hóa kiểu mới của
chính quyền địa phương sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này rơi vào tình
trạng mất kiểm soát.

KINH TẾ THẾ GIỚI 2010 - 2015 VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ

TRUNG QUỐC

Trong chương này, các tác giả tập trung vào đánh giá tác động của khủng

hoảng tài chính tiền tệ 2008, khủng hoảng nợ công châu Âu 2010 và tình hình
phát triển của một số nền kinh tế chủ chốt đối với kinh tế Trung Quốc. Các tác
giả nhận định rằng, về cơ bản, bối cảnh kinh tế toàn cầu giai đoạn hậu khủng
hoảng có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực cho kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là cho
quá trình tái cơ cấu kinh tế. Dòng vốn từ bên ngoài dồi dào, dịch chuyển sản xuất
trong khu vực tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu từ các nền kinh tế đang nổi và
đang phát triển mở rộng vững chắc, tiếp cận công nghệ và thị trường ở các nền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.