ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả và mức độ rủi ro trong hoạt động ngân
hàng. Rất nhiều khoản nợ của Trung Quốc không hiển thị trong hệ thống ngân
hàng và bản chất cơ chế vốn của Trung Quốc và sự liên quan nhiều tới thặng dư
tài khoản vãng lai. Trên cơ sở phân tích và đánh giá đó, nhóm tác giả kết luận hệ
thống ngân hàng Trung Quốc ở trong tình trạng tiềm ẩn nhiều rủi ro với ước
lượng tỉ lệ nợ xấu của nhóm tác giả là 5% - 8%, nhưng vẫn có thể chống đỡ được
các cú sốc nếu chính phủ giám sát chặt chẽ và có biện pháp ứng phó kịp thời.
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA ĐÔ THỊ HÓA KIỂU MỚI
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC
Trong chương này, tác giả tập trung nghiên cứu về lịch sử của quá trình đô thị
hóa tại Trung Quốc từ năm 1949 đến nay và phân tích về các cơ hội, thách thức
đối với kinh tế Trung Quốc nếu theo đuổi chiến lược đô thị hóa kiểu mới. Chính
phủ Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc
nội trong 10 năm tới. Mục tiêu của kế hoạch này là sẽ đạt được tỉ lệ đô thị hóa
70%, điều này đã mang đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự tăng
trưởng của kinh tế Trung Quốc. Trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm
từ ba lần đô thị hóa tại Trung Quốc, tác giả chỉ ra rằng muốn thúc đẩy quá trình
đô thị hóa cần một chiến lược đô thị hóa phù hợp với tiến trình của quốc tế, tránh
được những biến động lớn và tổn thất mà con người mang lại cho kinh tế, xã hội.
Tác giả đã phân tích 8 vấn đề cơ bản mà đô thị hóa kiểu mới sẽ phải đối diện. Đó
là (i) đất đai, (ii) hệ thống đăng ký hộ khẩu, (iii) nhà ở, (iv) môi trường, (v) giao
thông đô thị, (vi) việc làm và ngành công nghiệp đô thị, (vii) hệ thống dịch vụ
công cộng đô thị và (viii) chi phí của việc biến một cư dân nông thôn thành cư
dân thành thị. Đợt đô thị hóa mới này được bắt nguồn từ một kế hoạch đầy quyết
tâm và hứng khởi của chính phủ, cũng vì lý do đó mà thách thức lớn nhất của đô
thị hóa lại là từ phía chính phủ, còn cơ hội lớn nhất của đợt đô thị hóa mới đến từ
sự vươn lên mạnh mẽ của các thành phố mới nổi. Do gặp phải hạn chế từ tính
xác thực của số liệu và sự biến động của tương lai nên bài viết này không triển
khai sâu thêm nghiên cứu thực chứng. Thông qua những phân tích số liệu và
những quan điểm cơ bản mà bài viết đưa ra, tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng
có thể giúp ích phần nào cho những người muốn tìm hiểu về sự chuyển đổi của
kinh tế Trung Quốc.