KINH THÁNH CỦA MỘT NGƯỜI - Trang 107

Đại Đầu tâm sự, hắn muốn viết một vở kịch, đại loại giống như vở

“Buồng tắm” của Maiakovski. Sở dĩ anh chàng có biệt hiệu “Đại Đầu” vì đã
một lần giành giải quán quân kì thi toán toàn thành phố, và cứ đến mùa đông,
cái mũ lông cậu ta đội phải lớn hơn bạn bè hai ba số. Cũng may Đại Đầu quay
về ngành toán của mình, chứ không viết những gì là ao, đầm hay buồng tắm,
nhưng Đại Đầu vừa phát biểu luận văn trên một tạp chí toán học quốc tế, xuất
bản bằng tiếng Anh thì lập tức bị cách luôn cái mạng văn hóa, tống về nông
thôn tám năm đi chăn bò. Vấn đề của Đại Đầu không xảy ra trong lần gặp
nhau ở Tử Trúc Viện, mãi sau này tốt nghiệp về sinh sống trong khu tập thể
một viện nghiên cứu nơi anh công tác, ăn nói không biết giữ mồm giữ miệng
nên bị đồng sự tố cáo “viết báo làm lộ bí mật ra nước ngoài”.

Sa cơ lần ấy là Trình Mã Quái. Ngày còn học trung học, Trình thường

mặc loại áo khoác ngoài đã cũ của cha anh để lại, và trong từ điển thời trang
Trung Quốc gọi nó là “mã quái”, vì vậy bạn bè đặt biệt hiệu đó cho anh. Cuốn
nhật kí của Trình bị một người bạn cùng phòng xem trộm, liền báo cáo với chi
đoàn thanh niên về cuộc gặp gỡ Tử Trúc Viện. Mã Quái là đoàn viên duy nhất
trong nhóm bạn, và cũng chẳng rõ vì sao anh lại “theo đuôi quần chúng lạc
hậu” như vậy. Nhật kí không viết tỉ mỉ về nội dung tao ngộ, mà vấn đề là ở
chỗ một người con gái nào đó được nhắc đến trong này. Nghe nói, Trình bị
quy chụp là vàng vọt, hạ lưu và bị điều tra xem thực hư thế nào.

Trong buổi “chụm đầu” ấy, anh kể chuyện nhà văn Xô Viết Erenburg,

ông viết về Paris hồi đầu thế kỷ với những quán rượu, nơi tụ hội các nhà thơ,
họa sĩ theo chủ nghĩa siêu thực, và còn cho các bạn biết, rằng một tác gia khác
vì đề xướng chủ nghĩa hình thức nên cuối cùng đã bị hành quyết. Nhưng giật
gân hơn là câu chuyện của Đại Đầu mà anh đã đọc trên “Tuần tin tức Mạc Tư
Khoa”, nói về bản báo cáo bí mật của Khroutchev chống Stalin. Người thứ tư
gặp gỡ ở Tử Trúc Viện là sinh viên ngành sinh học, đang theo đuổi chuyên đề
di truyền, đã nhắc đến triết học Ân Độ, nói rằng thơ của Tagore là kết quả
tương giao giữa con người và thần linh.

Trình Mã Quái bị thẩm vấn đã không khai báo gì cả, nên chẳng ai biết là

họ đã bàn luận đến Maiakovski, Erenburg, Khroutchev, Tagore. Họ Trình thật
có chí khí, nếu không thì cả ba đều bị bán đứng lâu rồi. Khi bị hỏi tới tình tiết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.