KINH THÁNH CỦA MỘT NGƯỜI - Trang 13

đầu tiên là trong một cái miếu, dạo ấy cha mẹ đưa anh lên Lư Sơn nghỉ mát,
miếu thờ lập bên cạnh danh thắng động Tiên Nhân, có cả nơi uống trà và nghỉ
ngơi cho du khách nhưng không đến nỗi đông đúc; ngược lại rất thanh tịnh,
thoải mái. Hồi đó còn lên núi bằng kiệu, anh ngồi trong lòng mẹ và một tay
nắm chặt lấy thanh cáng, mải mê ngắm nhìn rừng núi thâm nghiêm hai bên
đường. Trước khi rời Trung Quốc, anh có trở lại chốn cũ ngày xưa, tất nhiên là
ngồi xe buýt chạy thẳng tới đây, nhưng không tìm thấy miếu mạo nào cả, ngay
đến một hai phế tích cũng chẳng còn. Trong kí ức của anh vẫn ghi đậm tấm
hình Chu Nguyên Chương mặt rỗ treo ở giữa sảnh khách của miếu thờ, người
ta nói kỉ vật này được cung phụng từ đời nhà Minh, trước khi Chu Nguyên
Chương lên ngôi hoàng đế, ngài từng lánh nạn nơi đây, sự kiện cụ thể và phức
tạp như vậy không có thể xuất phát từ ảo tưởng của trẻ thơ. Mấy năm trước,
lúc đến Đài Bắc, vào thăm nhà tàng trữ các cổ vật chuyển sang từ cố cung, anh
nhìn thấy tấm hình Chu Nguyên Chương mặt rỗ. Thế nên cái miếu thờ ở Lưu
Sơn là có thật, kí ức không phải là ảo giác và câu chuyện vị hòa thượng đoán
mệnh cho anh cũng chẳng phải bịa đặt chút nào. Ngài nói “Thằng bé này sẽ
phải chịu nhiều tai nạn, rất khó nuôi”, rồi bất thần vỗ lên trán anh một cái rõ
mạnh, anh giật mình tỉnh giấc, nhưng chẳng hề khóc, sở dĩ anh nhớ được rõ
ràng như vậy, là vì cả một đời quen với sự nuông chiều và không chịu để ai
đánh mình.

Nhiều năm sau anh mới trở lại hứng thú với thiền tông, đọc các bản công

án và giác ngộ ra rằng, có thể vị hòa thượng già ấy là người đầu tiên đã vì anh
mà mở lối đưa đường.

Không phải anh không có một cuộc đời khác nữa, nhưng về sau quên hết,

chẳng còn nhớ chút nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.