- Dạ từ trên thị trấn, cùng một công xã.
- Cán bộ hạ phóng về nông thôn?
Anh gật đầu và hỏi cụ già:
- Dạ cụ nhận ra à?
- Nghĩa là không phải người vùng này, từ tỉnh hay địa khu? - Cụ hỏi kỹ
hơn.
- Dạ Bắc Kinh, về đây an cư lạc nghiệp, dạ cụ là dân địa phương?
- Mấy đời rồi, thế giới có phồn hoa đến mấy đi nữa cũng không bằng
mảnh đất quê nhà - cụ già cảm khái - tôi cũng đã đến Bắc Kinh.
- Dạ vào năm nào?
- Thời còn Dân quốc, học đại học trên ấy, hình như Dân quốc năm thứ 17.
- Dạ - anh nhẩm tính - 1928, cũng đã hơn bốn thập niên rồi cụ nhỉ...
- Lúc ấy các giáo sư vận đồ Tây, đội mũ phớt, cầm ba-toong, đi xe kéo...
Không giống bây giờ giáo sư quét đường, rửa nhà xí, cụ già nghĩ vậy
nhưng không dám nói ra.
Cụ kể tiếp, đã thi đậu đi du học ở Nhật Bản do nhà nước cấp kinh phí,
còn có cả bằng tốt nghiệp của Đại Đế quốc Đông Kinh cấp, những điều này
anh không hề nghi ngờ gì cả, nhưng muốn biết tại sao cụ già lại lưu lạc đến tận
chốn rừng xanh như bây giờ. Sợ cụ phật ý nên anh đành chuyển sang đề tài
khác “cụ học ngành y?”. Cụ già không trả lời, mắt dõi nhìn về phía núi, nơi
những ngọn cây vẫn đung đưa trước gió nhưng không phát ra tiếng động, cụ
ngồi đây sưởi nắng. Anh nghĩ, biết đâu đấy là hình ảnh tận cùng, là sự trở về
của mình. Học ít Trung y, chữa bệnh cho dân quê, và xem đó như là lẽ sống,
rồi lấy vợ, sinh con đẻ cái, đến khi già cũng sẽ ngồi sưởi nắng, đọc y thư để
tiêu khiển... như thế này.
Anh viết thư cho Sảnh kể mọi sự tình sau trước, và nếu em đồng ý cùng
sống với anh thì chúng ta sẽ chung sức xây dựng cái tổ ấm nơi đây, sơn cước,
anh mong em suy xét và sớm trả lời. Anh còn nói, xóm núi sắp mở lại trường,
rồi vẽ nên một viễn cảnh xán lạn khi Sảnh tới. Trong thư không hề nhắc đến
tình yêu, hay nhớ cái đêm ba lần làm tình thắm đỏ, bất ngờ ở nhà trọ, nhưng