KINH THÁNH CỦA MỘT NGƯỜI - Trang 89

bờ Hoàng Hà, những ngọn cỏ phất phơ trước gió, những cánh chim chiêm
chiếp gọi đàn. Vầng dương càng chìm xuống, càng sẫm đỏ như màu máu. Và
anh cũng vậy, hai chân nhún trong bùn nhão, châm một điếu thuốc để suy mưu
tính kế, về đâu mới được yên thân.

Có lẽ phải làm một nông dân. Anh chợt nhớ tới Đại Dung, người bạn học

mồ côi cha mà mười năm trước tự nguyện về nông thôn “xây dựng chủ nghĩa
xã hội”, hiện đang sống ở vùng núi miền Nam. Anh trở về kí túc xá “Cán hiệu
57” với niềm hi vọng Đại Dung, lúc ấy mọi người đã chuẩn bị vào ổ.

Suy đi tính lại, không thể trù trừ, phải điện báo ngay cho Đại Dung,

nhưng từ “Cán hiệu 57” đến bưu điện huyện cả đi lẫn về những bốn mươi cây
số, làm sao trong một đêm đều trót lọt. Muốn thế anh cần đi bộ sang thôn bên
cạnh gặp lão Hoàng mượn xa đạp với lí do đón người nhà “học viên” lên đây
hợp lí hóa gia đình, an cư lập nghiệp lâu dài. Hoàng lão là cán bộ già đã một
thời hoạt động theo phe cánh với anh, nên chắc chắn lão sẽ đồng ý.

Đợi đèn tắt, mọi người đều phì phò nơi lỗ mũi anh mới khẽ rên với “bạn

học” bên cạnh, cũng một lão già, cháu đau bụng quá, phải đi nhà xí. Nói như
vậy để đề phòng cán bộ, bất chợt kiểm tra thì lão còn có lí do mà trình bày.
Lão là “bạn học” đáng tin cậy vì từng chịu ơn anh, toàn làm công việc nhẹ như
sửa cán xẻng, cán cuốc hoặc gác sân phơi của nông trường, lão thuộc loại tiền
bối Diên An, chưa kịp về hưu, an dưỡng do huyết áp cao thì sa cơ lỡ vận bị
tống lên theo “học” ở cái trường này. Nhờ hai ông già giúp đỡ nên trong một
đêm gió cát tháng ba anh đã phát được tín hiệu tìm cách cầu cứu Đại Dung.

Đó những năm trung học, Đại Dung để lại trong anh nhiều ấn tượng khó

quên. Cậu ta thường cùng anh làm bài tập và nghe âm nhạc. Đại Dung kéo nhị
rất giỏi, lại mê vĩ cầm, nhưng tiền đâu mua nổi loại nhạc cụ quý tộc ấy, đến
như những buổi chiếu phim giá rẻ cho học sinh mấy tháng nghỉ hè mà Đại
Dung cũng phải nín nhịn nữa là. Lần đó anh mua vé cho Đại Dung, nhưng cậu
ta chối từ, dứt khoát không đi, anh phàn nàn, thế này thì lãng phí quá, Đại
Dung mới nói, sợ xem mãi thành ghiền, sau biết làm thế nào, tuy vậy cậu ta
vẫn chịu khó sang nhà anh tập vĩ cầm, nghe nhạc Tchaikovski và nhiều lúc
đắm mình suy tưởng. Lại có hôm nhìn lọ mực để trên bàn, anh tự dưng phát
hiện, nó chẳng phải màu xanh, Đại Dung bổ sung, chính xác là xanh đen, thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.