• Hãy thu thập từng chút thông tin về họ (tài liệu, sách quảng cáo).
• Biết được giá cả của họ.
• Mua hàng của họ theo từng quý. Biết được cách thức bán hàng và đặc điểm của họ.
• Xác định điểm yếu của đối thủ và tấn công vào điểm yếu đó.
• Tìm hiểu những thế mạnh của họ và thích ứng với nó... ngay lập tức.
Khi bạn đối mặt với đối thủ cạnh tranh trong một buổi chào hàng...
• Đừng bao giờ nói xấu họ, ngay cả khi khách hàng tiềm năng làm như vậy.
• Khen ngợi họ như một đối thủ xứng đáng.
• Thể hiện sự tôn trọng họ.
• Hãy chỉ ra sự khác biệt của bạn - những ích lợi bạn mang lại cho khách hàng lớn hơn đối thủ
như thế nào.
• Hãy nhấn mạnh những điểm mạnh của bạn, không phải vào những điểm yếu của họ.
• Hãy đưa ra trường hợp một khách hàng đã chuyển sang mua hàng của bạn.
• Hãy luôn duy trì những nét đặc sắc riêng và tính chuyên nghiệp của bạn - ngay cả khi phải
chịu thiệt một chút.
Jim Collins bạn tôi, Chủ tịch công ty Cho Thuê Tài Chính Legends, nhận được một chiếc áo thun
in tên đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ông. Nó được treo trên tường bên trên máy photo để ai
cũng có thể nhìn thấy. Nó có một tấm biển cạnh đó với dòng chữ in đậm “Kẻ thù”.
Collins có quan hệ với đối thủ cạnh tranh này. Họ gọi điện cho nhau; gặp nhau và nói chuyện ở
các cuộc triển lãm thương mại. Nhưng thực ra Collins chỉ mong đối thủ của mình biến mất
khỏi thị trường, và ngược lại.
Nếu như bạn sẵn sàng nói với tôi câu này “Có đủ chỗ cho tất cả mọi người”. Nếu như không có
đủ chỗ. Nếu như chỉ đủ chỗ cho hai doanh nghiệp tồn tại, trong khi có tới ba doanh nghiệp. Bạn
vẫn muốn nói vậy? Tôi nghĩ rằng bạn nên quay lại và mơ về sự thành đạt như thế, đó là sự thật.
Cạnh tranh không có nghĩa là chiến tranh...
Nó có nghĩa là học hỏi.
Nó có nghĩa là chuẩn bị
Nó có nghĩa là hãy cố gắng hết sức !