KINH THÁNH VỀ NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG - Trang 154

12. Không thể hợp tác với người khác (cộng sự và khách hàng). Bán hàng không bao giờ là

nỗ lực cá nhân. Bạn phải làm việc với cộng sự và hợp tác với khách hàng.

13. Quá ích kỷ. Bán hàng để giúp đỡ khách hàng chứ không phải vì hoa hồng.

14. Không thực hiện được những gì bạn đã hứa. Thất bại trong việc làm những gì bạn đã

hứa, với công ty của bạn hay với khách hàng là một tai họa mà bạn có thể không bao giờ cứu

vãn được. Nếu bạn thường xuyên như vậy, lời nói của bạn sẽ làm lộ ra điều đó.

15. Không xây dựng được quan hệ lâu dài. Nếu bạn cố gắng tìm kiếm hoa hồng mà trở nên

thiếu trung thực, không cung cấp đủ dịch vụ, bạn sẽ không xây dựng được quan hệ lâu dài.

Chính tiền là yếu tố đẩy nhanh thất bại.

16. Không nhận thức được rằng làm việc chăm chỉ sẽ tạo ra may mắn. Hãy nhìn những

người mà bạn nghĩ là họ may mắn. Họ (hoặc ai đó trong gia đình họ) đã làm việc cật lực trong

nhiều năm để tạo ra may mắn đó. Bạn cũng có thể có được sự may mắn như vậy.

17. Đổ lỗi cho người khác trong khi trách nhiệm thuộc về chính bạn. Biết nhận trách

nhiệm là điểm tựa để thành công trong bất cứ công việc nào.

18. Thiếu kiên trì. Bạn sẵn sàng chấp nhận câu trả lời không mà không phản ứng gì. Bạn

không thể thuyết phục khách hàng hành động, hoặc không thể kiên trì vượt qua 7 đến 10 lần

gặp mặt để bán được hàng.

18,5. Thất bại trong việc tạo ra và duy trì một thái độ tích cực. Nguyên tắc đầu tiên của

cuộc đời.

18,5 đặc điểm dẫn đến những thất bại trong bán hàng

N.N.H.L

Nói nhiều hơn làm. Quá khoác lác về những lần bán hàng bạn sẽ thực hiện nhưng lại lười biếng

khi thực hiện chúng.

Thất bại không phải vì thiếu thành thật. Thất bại vì thiếu kinh nghiệm thực sự. Không có thất

bại hoàn toàn. Zig Ziglar có câu trả lời về vấn đề này: “Thất bại là một sự kiện, không phải là

một con người.”

Có những mức độ thất bại khác nhau. Dưới đây là 4,5 mức độ thất bại. Bạn ở mức độ nào?

1. Không nỗ lực hết sức.

2. Không học hỏi.

3. Không nhận trách nhiệm.

4. Không đạt được số lượng hoặc mục đích đặt ra.

4,5. Không có thái độ tích cực.

Nếu bạn có điểm yếu nào trong 18,5 điểm ở trên, bạn phải thay đổi ngay lập tức. Những nhược

điểm trong bán hàng cũng giống căn bệnh ung thư - hầu hết đều tự gây ra bởi những thói quen

xấu và thái độ tiêu cực, dễ lan, khó - nhưng không phải là không thể cứu chữa. Bạn cần sự giúp

đỡ từ bên ngoài và điều trị thường xuyên để duy trì một “sức khỏe bán hàng” hoàn hảo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.