KINH THÁNH VỀ NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG - Trang 195

đó. Nhận ra nguồn lực tốt nhất của bạn cho việc tham gia trong mạng lưới bán hàng và đạt

được thành công. Bạn chỉ nên soi gương khi bạn có thêm cơ hội nữa (xem bạn có xinh xắn, dễ

nhìn hay không).

3. Để có lợi nhuận bạn phải cam kết tham gia, sau đó tham gia tổ chức.

4. Bạn dành thời gian để tạo dựng niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau. Trong vài lần gặp mặt

đầu tiên bạn chỉ nên lắng nghe và quan sát. Đừng gây áp lực cho khách hàng quá nhanh khiến

họ cảm thấy bực tức. Hãy xem bạn phù hợp với tổ chức ở đâu và như thế nào. Tìm hiểu và giúp

đỡ những khách hàng triển vọng. Số còn lại sẽ tự họ tìm đến.

5. Khi bạn cam kết điều gì, hãy làm đúng theo lời cam kết đó. Khi bạn tham gia thường

xuyên, bạn sẽ được biết đến như một người hòa đồng và kiên định.

6. Một kế hoạch 5 năm là rất cần thiết. Hãy tự hỏi bản thân…

• Khách hàng của tôi tham gia những tổ chức ở đâu?

• Tôi muốn xây dựng mối quan hệ với ai?

• Kết quả tôi mong đợi là gì?

• Tôi phải cam kết bao nhiêu lần?

• Ai là người tham gia quan trọng mà tôi muốn thiết lập mối quan hệ?

• Đồng nghiệp nào của tôi nên tham gia sự kiện này cùng tôi?

7. Hãy cho trước tiên. Đây là nhân tố then chốt cho bất kỳ mối quan hệ nào, không chỉ riêng gì

kinh doanh. Câu nói của Zig Ziglar “Bạn có thể có những gì bạn muốn nếu bạn giúp người khác

có được những gì họ muốn” là cách tốt nhất để miêu tả việc “cho trước tiên”.

8. Đừng đánh giá. Nếu bạn quan tâm đến những người biết họ thích gì, hãy quên nó đi. Tìm

hiểu và giúp đỡ những khách hàng triển vọng. Số còn lại sẽ tự họ tìm đến. (Bạn có được ý

tưởng gì chưa?).

9. Đừng gây áp lực. Nếu bạn chân thành trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài, đừng đè

nặng áp lực lên ai đó để thực hiện việc kinh doanh của bạn. Tôi không nói là không kinh doanh

nếu có cơ hội. Tôi nói là đừng gây áp lực lên việc kinh doanh.

10. Hãy chuẩn bị kỹ trước khi bạn gặp gỡ khách hàng. Có đầy đủ công cụ để làm hợp đồng,

danh thiếp, nghệ thuật gặp mặt là yếu tố cần thiết trong việc tạo dựng lòng tin.

11. Sau khi gặp toàn bộ khách hàng trong một tổ chức, hãy gặp riêng từng người một. Bạn

có thể tìm hiểu ai đó khá rõ trong một giờ đồng hồ nếu bạn đi ngay vào vấn đề một cách thực

tế, tránh nói đến thời tiết và chính trị hay những chuyện không liên quan đến công việc kinh

doanh.

12. Mối quan hệ trong mạng lưới bán hàng không chỉ là một vụ làm ăn. Thông thường,

mối quan hệ này sản sinh ra các mối quan hệ khác. Tìm hiểu và giúp đỡ những khách hàng

triển vọng. Số còn lại sẽ tự họ tìm đến.

13. Được biết đến như một người lãnh đạo. Với việc tham gia quan hệ trong mạng lưới bán

hàng, bạn sẽ được khách hàng của bạn quan sát, đánh giá như một người thuyết trình, một

người làm việc và một người lãnh đạo.

14. Khi mọi người làm việc với bạn lần đầu tiên, họ tìm hiểu bạn và xem cách bạn thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.