Qua so sánh, có một ví dụ hiện đại về một “vườn nho” chắc
chắn là được nhiều người thèm muốn nhưng không thể cướp khỏi
tay người chủ hợp pháp do tính lương thiện của một vị quản lý cấp
cao. David Armstrong, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Armstrong
muốn xây một xí nghiệp mới bên cạnh xí nghiệp cũ. Để làm được
vậy, công ty phải mua lại ngôi nhà của một nhân viên đã nghỉ hưu
ngoài 70 tuổi và buộc ông này phải chuyển chỗ ở. Ngài Chủ tịch đã
bác bỏ kế hoạch này, ông nói: “Khi chúng tôi mua lô đất để xây
dựng công ty, tôi đã hứa rằng ông ấy có thể ở đây tùy thích. Bây giờ
bắt ông ấy chuyển đi sẽ làm cho ông ấy thất vọng mà tổn thọ
mất.”
Và xí nghiệp mới đã được xây đối diện với ngôi nhà của
người nhân viên.
Hãy xem xét sự chính trực của Jean Maier, Giám đốc Dịch vụ bảo
hiểm của công ty Northwestern Mutual Life. Có thể xem như cô đang
trông nom “các vườn nho” (nguồn tài chính) của hàng ngàn khách
hàng mua bảo hiểm. Trước khi nhận công việc này, cô nói với sếp:
“Tôi không thể nhận công việc này nếu tôi không biết chắc rằng
việc mình đang làm là đúng đắn. Tôi không thể từ chối hợp đồng
của mấy cụ già… nếu tôi nghĩ rằng như vậy là thiếu tôn trọng. Và
sếp nói với tôi: ‘Cô sẽ không bao giờ phải làm như vậy.’ Và tôi chưa
bao giờ rơi vào tình huống đó.”
Nếu có người láng giềng như
vậy, hẳn Naboth đã được an toàn.
Có vẻ như chính trực và lương thiện thường không thành công tức
thời, trong khi bất lương và không chính trực lại có hiệu quả tức thời.
Bạn có thường được nghe những câu nói kiểu “Đừng làm điều gì với
người khác nếu không muốn họ làm tương tự như vậy với bạn” hay
“Gieo nhân nào gặt quả nấy” không? Trong Kinh Thánh (cũng
giống như trên thương trường và trong cuộc sống), rốt cuộc thì
những người làm điều sai trái cũng phải nhận hậu quả thích đáng và
chỉ những con người có đạo đức mới được tặng thưởng cho việc họ