không nhiều thời gian) như những mối quan tâm về điều kiện
làm việc, tinh thần của nhân viên và chiến lược toàn cầu.
Dĩ nhiên, khi mọi việc tiến triển tương đối tốt đẹp thì việc lắng
nghe có lẽ cũng khá dễ dàng. Một nhà lãnh đạo thực sự phải lắng
nghe thật chăm chú và lịch sự khi các nhân viên giận dữ chỉ ra những
sai lầm nghiêm trọng của nhà quản lý hay không đồng ý với đường
lối cơ bản của công ty. James, môn đồ đồng thời là anh em cùng
cha khác mẹ của Jesus, đã đưa ra những phương thức quản lý tuyệt
vời khi ông viết: “Mọi người nên nhanh nhẹn khi lắng nghe, chậm
rãi khi nói, và thật chậm khi nổi giận.” (James 1:19)
Việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng một số nhà
lãnh đạo có khả năng lắng nghe cả những tin tốt lẫn tin xấu mà
không cần phải bào chữa về những gì họ đã làm hoặc không có cảm
giác bản thân mình bị tấn công. Những người có khả năng như vậy
thường có các mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người đã phê
bình họ và quá trình hoạt động của họ cũng trở nên thuận lợi hơn, vì
họ đã phát hiện ra những sai lầm cần sửa chữa.
Andy Grove của Hãng Intel đã nhận thấy rằng có “những điểm
chuyển biến chiến lược”, đó là những sự kiện quan trọng đến mức
có thể thay đổi toàn bộ chiến lược kinh doanh. Ông dũng cảm tuyên
bố: “Vào những thời điểm đó, quan trọng là phải biết lắng nghe
những người mang đến những tin xấu và biết rằng những người
này thường ở những cấp bậc thấp trong công ty. Nếu bạn không
chấp nhận những quan điểm trái ngược của họ và học cách sống với
sự sợ hãi mà những quan điểm như vậy có thể mang tới cho bạn, bạn
sẽ không bao giờ học hỏi được từ những người báo điềm gở đầy hữu
ích đó.”
Gordon Bethune, Giám đốc điều hành của Hãng hàng không
Continental, cũng thấy được giá trị của việc lắng nghe những người