thông qua một mục tiêu chung cũng như lòng trung thành đối với
tập thể thì lòng can đảm đích thực của nó mới xuất hiện. Khi câu
chuyện tiếp diễn, con sư tử gặp nhiều nhân vật hung dữ hơn những
người mà nó định đe dọa ban đầu. Lòng can đảm của nó tăng lên khi
nó muốn bảo vệ nhóm của mình và càng ngày càng gắn bó với sứ
mạng chung của tập thể, sứ mạng này hoàn toàn thống nhất với sứ
mạng riêng của nó.
Đương nhiên phần khó khăn của sư tử không đến mức nó cần
phải phát huy lòng can đảm để xác định. Con sư tử cho rằng bởi nó
cảm thấy sợ hãi nên nó không được can đảm như đáng lẽ một vị
“chúa tể rừng xanh” phải làm. Điều nó (và hầu hết những nhà
lãnh đạo trong Kinh Thánh và doanh nghiệp) cần học là lòng can
đảm không phải là sự vắng mặt của nỗi sợ hãi mà là sự sẵn sàng hành
động cho dù cảm thấy sợ hãi: “Cảm nhận nỗi sợ hãi nhưng dù sao
vẫn hành động”.
Trong Kinh Thánh có nhiều anh hùng và nhà lãnh đạo thể hiện
nhiều loại hình can đảm: về sức mạnh, chính trị và đạo đức. Hình
mẫu đầu tiên đương nhiên là David, một chàng chăn chiên đối mặt
với một tên khổng lồ giáp sắt và dạn dày chinh chiến, và là người
đã tuyên bố với Vua Saul là “Xin chớ ai ngã lòng vì những kẻ
Philistine kia, kẻ tôi tớ của Vua sẽ đi đấu địch cùng hắn” (Sam 1,
17:32). Hoàng hậu Esther mạo hiểm cả vị trí được ưu ái của mình
trong cung điện (và cả cuộc đời của bà) để cứu người dân của bà khỏi
tuyệt chủng. Thánh Jeremiah sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của
mình để cảnh báo với người đứng đầu đất nước của ông về hiểm
họa tuyệt chủng của họ nếu họ không chịu thay đổi phong thái ngờ
nghệch của họ; ông đã không bị xử tử nhưng phải chịu tù tội và tra
tấn. Daniel thà đối mặt với sự hung dữ của con sư tử và sự giận dữ
của quốc vương còn hơn đi ngược lại niềm tin của mình. Jesus và
các môn đệ của mình cũng phải chịu sự bức hại của luật định, chịu