đánh đập, nhạo báng và cả cái chết. Lòng can đảm, có niềm tin vào
chính mình, chính là điều giúp họ tiến về phía trước.
Sức mạnh của lòng can đảm
Người lãnh đạo can đảm có một đặc điểm là có thể tác động và
chuyển hóa mọi thứ họ làm. Lòng can đảm thường là một gia vị quan
trọng trong “món ăn lãnh đạo”. Nếu không có nó, thậm chí chẳng ai
muốn nếm thử món ăn đó; cả chiến thắng cũng thật nhạt nhẽo.
Nếu có lòng can đảm, mọi việc đều là cuộc phiêu lưu, đều được
mọi người tung hô dù thành công hay thất bại (nhưng nếu có lòng
can đảm, khả năng thành công tăng lên rất nhiều).
Những nhà lãnh đạo trong Kinh Thánh đều phải đối mặt với
những nhiệm vụ to lớn nhưng đầy hứng khởi và họ nhận ra rằng
nhu cầu đối với lòng can đảm cũng tỷ lệ với quy mô và tầm quan
trọng của những nhiệm vụ này. Vì vậy, yêu cầu lãnh đạo phải có lòng
can đảm thường gặp và với số lượng lớn:
“Hãy vững lòng, bền chí vì người sẽ dẫn những người dân này đi
nhận lấy đất đai mà ta đã thề cùng tổn phụ ban cho họ.” (Josh
1:6) Phải nhớ rằng đất đai đó đang bị quân địch chiếm đóng tràn
lan.
“Hãy vững lòng, bền chí; chớ sợ hãi và khiếp đảm họ.” (Lời
Mose nói với người dân Do Thái, Deut 31:6 Phục truyền luật lệ ký)
“Hãy vững lòng, bền chí mà làm; chớ sợ sệt, chớ kinh hãi.” (Lời
của Vua David nói với con trai kế vị mình là Vua Salomon, 1 Chron
I Sử ký, 28:20)
Nếu các thông điệp trên có vẻ trùng lặp thì hãy nhớ rằng các trở
ngại mà những vị lãnh đạo này phải đối mặt là rất lớn và không bao
giờ kết thúc. Họ luôn luôn cần nhắc nhở là phải can đảm. Người