ty sẽ mạo hiểm thì bạn cũng phải thể hiện thiện chí sẵn sàng làm
điều đó”. Bà đã khởi xướng một cách tiếp cận công việc mới đúng
nghĩa là “phá tan bức tường” giữa người lao động và nhà quản lý. Bà
cũng tổ chức một lớp đào tạo cung cấp cho người lao động những
thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh và khuyến khích họ đặt
ra những kế hoạch hợp tác phát triển để công việc kinh doanh được
tốt hơn. Không chỉ có vậy, bà còn thành lập hơn 100 nhóm làm việc
tự nguyện chuyên giải quyết các vướng mắc. Điều này đã mang
lòng can đảm đến một môi trường mà quan hệ giữa nhà quản lý và
người làm thuê thường là quan hệ thù địch. Khi bà rời đi, công đoàn
địa phương tặng bà một tấm bảng vì “sự lãnh đạo, lòng can đảm, sự
mạo hiểm và sự chân thành” của bà.
Trong một ví dụ của Kinh Thánh, hai môn đồ Peter và John ban
đầu cũng là người “lạc lõng”, ngoại trừ việc vấn đề họ gặp phải trái
ngược hoàn toàn vấn đề của Carrigan. Trong khi Carrigan “đi học
quá nhiều” thì họ chưa hề cắp sách đến trường, chỉ có lòng can
đảm và sự hứng khởi. Peter và John không làm hồi sinh một nhà
máy mà họ làm sống lại một con người, một người ăn mày bị què bên
cổng một ngôi đền. Khi họ khuyến khích người này đứng dậy và đi
lại cũng là lúc họ bị đưa ra tòa án và bị tra hỏi về sức mạnh họ đã
dùng để chữa bệnh cho người ăn mày đó.
Peter và John giải thích trước tòa rằng chính niềm tin trong họ
đã giúp họ chữa lành vết thương cho người đàn ông què đó và họ
cũng không phủ nhận lòng trung thành của mình với Jesus, người họ
đã lấy danh nghĩa để chữa bệnh. “Họ thấy sự mạnh dạn của Peter và
John và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, chỉ
là giới bình dân nên đã hết sức ngạc nhiên.” (Acts Công vụ tông đồ,
4:13) Nhưng họ cũng bị làm cho hoảng sợ. “Sau đó họ lại cho gọi hai
ông vào và đề nghị hai ông không được lên tiếng hay truyền dạy
điều gì dưới danh nghĩa của Jesus.” (Acts Công vụ tông đồ, 4:18)