vào mặt họ”.
Một nhà lãnh đạo chân chính là người chịu đựng được
căng thẳng.
Frank Dale tiếp nhận tờ Los Angeles Herald Examiner khi bản
thân tờ báo này cũng đang “đứng trên đôi chân run rẩy” nên thật dễ
hiểu nếu chân ông cũng run như vậy. Tờ báo vừa thoát ra khỏi cuộc
đình công 10 năm. Cửa trước của tòa báo vẫn bị phong tỏa trong
nhiều năm và nhiều người bị chết trong cuộc đụng độ về lao động
vẫn đang tiếp diễn. Là một giám đốc mới, Dale phải đi vào một
cách nhục nhã qua cổng sau, ở đó ông bị khám xét và lăn dấu vân
tay. Phản ứng của ông ư? Ngay lập tức ông tuyên bố với một nhóm
nhân viên rằng: “Có lẽ việc đầu tiên chúng ta cần làm là mở cửa
trước”. Đó thực sự là một hành động can đảm cần thiết. Tất cả mọi
người đều đứng dậy và reo hò. Những người đàn ông và phụ nữ lớn
tuổi đều rơi lệ.
Liệu những tuần sau đó có dễ dàng đối với tờ Herald Examiner
để lấy lại vị thế của mình trong con mắt của dư luận và nhân viên
của mình hay không? Đương nhiên là việc đó không dễ dàng. Nhưng
nhân viên biết rằng họ có một nhà lãnh đạo can đảm, một người có
khả năng đưa ra hành động nhanh gọn. Và họ cũng biết rằng họ có
thể tin tưởng vào ông khi tự nâng cao lòng can đảm của chính mình
khi cuộc chiến vẫn tiếp tục.
Năm 1997, Peter Brabeck-Letmathe, Giám đốc điều hành của
Nestle, biết rằng ông cần một nhà quản lý can đảm trong một chi
nhánh công ty tại Mexico. “Những người đang phụ trách công việc
đều rất chuẩn xác, lịch sự và làm một công việc công bằng. Nhưng
họ không có khát khao chiến thắng”. Brabeck-Letmathe tìm thấy
một người lãnh đạo mới. Ông ta không phải là người không biết sợ
hãi, nhưng niềm khát khao và lòng can đảm còn lớn hơn cả sự sợ hãi
của ông. Brabeck-Letmathe nhớ lại: “Ông luôn có kế hoạch mới, một