tắc cơ bản của chúng ta và cách thức thay đổi những điều xấu.”
Đó chính là một nhà lãnh đạo không chỉ muốn chở các bè gỗ xuôi
dòng sông, mà còn muốn làm cho “sự công bằng cuộn chảy như
dòng sông.”
Xerox là một công ty với những nhà lãnh đạo có truyền thống
tôn trọng sự công bằng. Trong thời kỳ náo loạn vì các vấn đề
chủng tộc hồi thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nhiều công ty đã mất
nhiều thời gian để bào chữa cho các chính sách phân biệt đối xử
trong tuyển dụng và đề bạt nhân sự. Xerox nhận ra rằng để thành
công với tư cách một công ty và để làm ăn tốt ở Rochester, họ cần
trở thành một lực lượng ủng hộ công bằng ngay trong nội bộ tập
đoàn và trong cộng đồng lớn hơn. Những nhà lãnh đạo của Xerox đã
phối hợp với công đoàn tổ chức các chương trình dạy nghề trong
thành phố (trong đó có một chương trình dành riêng cho các phụ nữ
bán thất nghiệp) và cung cấp các hợp đồng hoặc giúp đỡ về kỹ
thuật cho các xưởng sản xuất của những người da màu.
Sau đó, Tổng Giám đốc kế nhiệm Peter McCullough còn đi xa
hơn nữa trong việc thúc đẩy bình đẳng về kinh tế và chủng tộc. Ông
ta cho tiến hành một chương trình nghỉ phép, trong đó các nhân
viên được nghỉ có lương nhiều nhất là một năm để áp dụng các
kiến thức kinh doanh của mình vào các dự án phục vụ cộng đồng
chứ không riêng gì Xerox. Các nhân viên trong chương trình này trở
thành những nhà hoạt động hợp pháp ủng hộ an toàn hầm mỏ và
giúp sắp xếp chỗ làm cho tù nhân. Ngoài ra Chương trình Tham gia
vì cộng đồng của Xerox cũng gửi các tình nguyện viên đến giúp đỡ
những người đang chịu án treo hoặc làm việc trong các trung tâm cứu
trợ phụ nữ.
Tuy vậy, trong tất cả các chương trình cải cách của mình, Xerox
vẫn không quên thường xuyên tự xem xét lại mình cũng như sự công
bằng và bình đẳng trong các chính sách của công ty. Xerox đã đặt ra