KINH THÁNH VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Trang 276

đoàn người vượt qua sa mạc mà không thực hành thì bạn cũng chẳng
thể làm được điều đó. Tichy gọi cơ chế này là “bộ máy lãnh đạo” −
trong đó thế hệ lãnh đạo trước nỗ lực phát triển thế hệ lãnh đạo kế
tiếp.

(1)

Tuy nhiên, “bộ máy” không mang tính tự động. Các tổ chức thành

công nhất và lâu đời nhất đều nỗ lực hết sức trong việc phát triển
các thế hệ lãnh đạo. Vua David đã cho thành lập “nhóm đầu não”
rất lâu trước khi ông cần đến họ, và thậm chí ngay cả trước khi ông
giành được quyền lực. Bị Saul truy đuổi, Vua David trốn vào một
chiếc hang, ở đó “phàm kẻ nào cùng khốn hay bị mắc nợ... đều tụ
hợp lại xung quanh ông, và ông trở thành người dẫn dụ họ.” (1 Sam.
22:1-2). Sau đó, nhiều người trở thành các nhân vật chủ chốt trong
bộ máy chính quyền của David và cũng là những nhà lãnh đạo tương
lai của Do Thái. Khi sự phát triển và kế tục quyền lãnh đạo được lên
kế hoạch chu đáo thì đất nước sẽ phát triển thịnh vượng. Nếu bài
học này không được thực hiện tốt hoặc bị bỏ qua, đất nước sẽ lao
đao vì một thế hệ lãnh đạo kế tục thiếu nhận thức về sứ mệnh,
đàn áp người dân và quay lại lệ sùng bái cá nhân.

Lời nguyền xấu nhất thường ứng nghiệm được ghi trong Isaiah

3:4 ‘‘Ta sẽ ban cho họ những người trai trẻ làm quan trưởng và bọn
con nít sẽ cai trị họ.’’

Tầm quan trọng của phát triển đội ngũ lãnh đạo

Những nhà lãnh đạo của Kinh Thánh, cũng như những nhà lãnh

đạo dân sự và kinh tế sắc sảo nhất đều mong muốn có những
người lãnh đạo chín chắn, với các giá trị và ưu tiên đúng đắn, tiếp
bước họ. Minh chứng cho điều đó là việc ngày nay chúng ta có hàng
ngàn tín đồ Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cùng hàng triệu giáo
đường và nhà thờ cùng các phương thức lãnh đạo được lên kế hoạch
và tổ chức tốt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.