KINH THÁNH VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Trang 288

Moderchai và Esther cũng vậy. Đó là sự khác nhau giữa việc hướng
dẫn một người và nói cho họ chính xác phải làm những gì. Cách thứ
nhất giúp phát triển những người lãnh đạo, còn cách thứ hai chỉ tạo
ra một bản sao vô tính.

Nhiệm vụ phát triển và học qua hành động

Nhiều chuyên gia về quản lý nhất trí rằng các buổi thảo luận

truyền thống vẫn đóng vai trò nhất định, nhưng phần lớn những
gì mà chúng ta học hỏi được là thông qua công việc thực tế, hoặc
“học từ hành động” − đó là các bài học thực nghiệm nhằm giải
quyết các vấn đề thực tế có quan hệ trực tiếp đến công ty. Noel
Tichy nhận thấy rằng “những người lãnh đạo tài giỏi không chỉ bắt
nhân viên của mình ghi nhớ các giá trị của công ty, mà còn làm cho
họ đấu tranh với chúng, tiếp thu và sử dụng chúng.” Ông ủng hộ
việc đặt mọi người vào “những tình huống ngày càng khó khăn, buộc
họ phải ra quyết định; sau đó nhận xét và giúp đỡ họ.”

(11)

Jay Conger thì cho rằng nếu một người đã trải qua những “thử

thách, khó khăn và sai lầm” tại thời điểm thích hợp và với mức độ
thích hợp thì người đó sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tốt. Burt
Nanus và Warren Bennis tin rằng “hầu hết những người lãnh đạo
giỏi đều xuất sắc trong việc học từ kinh nghiệm thực tế”, và
Morgan McCall nói: “không phải khả năng của một người mà chính là
những gì anh ta phải làm sẽ mang lại những bài học quan trọng.”

Trong Kinh Thánh, bất kỳ ai muốn làm lãnh đạo đều phải được

hướng dẫn tỉ mỉ, nhưng hình ảnh gần gũi nhất với một phòng hội
thảo ngày nay chính là căn lều nơi Moses đã chỉ bảo Joshua. Phần
lớn quá trình phát triển đội ngũ lãnh đạo đều diễn ra qua công việc
thực tế đầy thách thức, trong đó nhà lãnh đạo tương lai học hỏi
được rất nhiều từ hành động.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.