Pharaoh; nếu không có Pharaoh, sẽ không cần phải xuất hiện một
Moses.
Manfred Kets De Vies cho rằng thực hiện các nhiệm vụ phát triển
giống như là “đi tới Timbuktu” − nghĩa là cử những người lãnh đạo
cần phát triển tới một nơi xa xôi với rất nhiều khó khăn thách
thức
. Nếu De Vries sống trong thời kỳ Kinh Thánh, có lẽ ông sẽ
viết rằng “đi tới Crete”, “đi tới Ai Cập” hay “đi tới Babylon.” Những
nhà lãnh đạo trong Kinh Thánh hầu hết đều được sinh ra không
phải từ sách vở mà từ chính những thách thức, những kinh nghiệm
xương máu, trong đó họ buộc phải thực hiện những hành động đầy
kịch tính để bảo vệ mạng sống của các thành viên trong nhóm và
thực hiện các mục tiêu chung. Họ và những người thầy của họ biết
rằng “bài học duy nhất đúng về sự lãnh đạo chính là sự lãnh đạo.”
Kế nhiệm có trật tự
Sự chuyển giao quyền lực từ Moses sang Joshua là một sự chuyển
giao có trật tự. Moses đã lựa chọn Joshua, dạy dỗ anh ta và giao cho
anh ta những nhiệm vụ phát triển đầy thách thức. Rõ ràng là không
có đối thủ nào giành quyền lãnh đạo với Joshua nên không xảy ra
một cuộc tranh giành ngai vàng có thể dẫn đến sự chia rẽ và suy
yếu từ bên trong.
Ngược lại, cuộc chuyển giao quyền lực từ David sang Solomon đã
diễn ra một cách hỗn loạn và đầy thù hận. Và đó chắc chắn không
phải một hình mẫu tốt cho việc chuẩn bị người kế nhiệm. Tuy
nhiên, David, Solomon và cả dân tộc đã cực kỳ may mắn khi cuối
cùng Solomon cũng thành công trong việc cai trị đất nước, và đất
nước đã tồn tại được.
David có rất nhiều con trai vì ông có nhiều thê thiếp (điều
này có thể làm cho quá trình lựa chọn người kế vị trở thành một